Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 - Bài 5: Ứng xử với các di tích, danh thắng
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 bài 5
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 - Bài 5: Ứng xử với các di tích, danh thắng được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm nhằm cung cấp mẫu giáo án điện tử lớp 8 chất lượng đến các thầy cô. Hi vọng giáo án văn minh, thanh lịch lớp 8 này với những bài soạn hay và chất lượng sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Bài 5: ỨNG XỬ VỚI CÁC DI TÍCH, DANH THẮNG
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của các di tích thắng cảnh ở Hà Nội và cách ứng xử với chúng
- Rèn kĩ năng ứng xử thanh lịch văn minh với các di tích, danh thắng
- GD ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
II. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi.
III. Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy:
A. Tổ chức: 8D
B. Kiểm tra bài cũ:
- Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống tại xóm, làng, và trường học?
- Cần phải làm gì để xây dựng Hà Nội xanh - sạch - đẹp?
C. Bài mới: GV vào bài
H. Di tích lịch sử là gì, ở Hà Nội có các loại di tích lịch sử nào?
H. Các danh thắng là gì, ở Hà Nội có các danh thắng có nguồn gốc từ đâu?
H. Di tích, danh thắng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của con người
H. Tìm hiểu giá trị của các di tích, danh thắng bằng những cách nào?
H. Cần trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng ntn?
| I. Các di tích, danh thắng và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của người Hà Nội 1. Các di tích lịch sử - Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm, các di vật…thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Hà Nội là nơi có mật độ các di tích lớn, có di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa 2. Các danh thắng - Danh thắng là cảnh quan thiên nhiên hay vùng đất có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học - Ra đời bởi những điều kiện tự nhiên đặc trưng gắn với những câu chuyện huyền thoại. 3. Di tích, danh thắng trong đời sống tinh thần của con người - Những di tích, danh thắng góp phần làm phong phú đời sống tinh thần người dân đất kinh kì - Di tích, danh thắng là nơi người dân thể hiện lòng tôn kính với các vị thần thánh - Thể hiện bề dày văn hóa đa dạng, độc đáo II. Ứng xử thanh lịch văn minh với các di tích, danh thắng 1. Có ý thức tìm hiểu giá trị của các di tích, danh thắng - Tìm hiểu trong những giờ học lịch sử, địa lí… - Tìm hiểu thông qua các hoạt động giao tiếp với những nhân chứng lịch sử - Tham quan, học tập ở các bảo tàng, di tích, thắng cảnh, mua tài liệu để đọc… - Xem hoặc tham gia những sân chơi để tìm hiểu về truyền thống lịch sử 2. Trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng - Trang phục kín đáo, phù hợp - Nói năng nhẹ nhàng, có văn hóa - Không xâm hại đến di tích, thắng cảnh - Tránh những thói quen không tốt, mê tín - Cần biết quảng bá, giới thiệu cho mọi người biết ý nghĩa lịch sử của những danh lam thắng cảnh của địa phương mình. |
D. Củng cố:
- Đọc tư liệu tham khảo “Chùa Hương – Nam thiên đệ nhất động”
- GV khái quát bài học.
E. HDHT ở nhà:
- Nắm vững kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Học bài theo nội dung đã học.