Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 2 - Bài 2: Tôn trọng người nghe

Admin
Admin 28 Tháng hai, 2018

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 2 - Bài 2

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 2 - Bài 2: Tôn trọng người nghe là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy thuận tiện trong công việc soạn giáo án điện tử lớp 2. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết.

THANH LỊCH – VĂN MINH

BÀI 2: TÔN TRỌNG NGƯỜI NGHE

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh nhận thấy khi nói chuyện cần thể hiện sự tôn trọng người nghe.

2. Học sinh có kĩ năng khi nói chuyên như:

  • Đứng cách người nghe một khoảng vừa phải.
  • Không nói quá to hay quá nhỏ.
  • Luôn chú ý thái độ người nghe để có cách ứng xử thích hợp.

3. Học sinh có thái độ tôn trọng người nghe.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Tranh minh hoạ trong sách HS.
  • Video clip có nội dung bài học (nếu có).
  • Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

Giáo viên

học sinh

1. Kiểm tra bài cũ (3’)

Bước 1: GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi có ý kiến, em cần làm gì?”; “Khi nêu ý kiến, em cần chú ý điều gì?”

Bước 2: GV nhận xét câu trả lời của HS.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)

GVgiới thiệu bài học, ghi tên bài “Tôn trọng người nghe”.

Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (10’)

- Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 9, 10.

- Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận nội dung từng tranh:

+ Tranh 1: Việt Anh đứng gần quá khiến Nam khó chịu.

+ Tranh 2: Hai bạn đứng nói chuyện, khoảng cách vừa phải.

+ Tranh 3: Tuấn nói to quá làm Nga cảm thấy khó chịu.

+ Tranh 4: Thảo nói nhỏ làm cho Tùng không nghe rõ.

Bước 3: Hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 2 của lời khuyên, SHS trang 12.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (5’)

- Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 12.

- Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng trường hợp:

a) Khi nói chuyện cần để ý nét mặt người nghe để có cách ứng xử thích hợp > tán thành.

b) Trong khi nói chuyện, thích điều gì thì nói mà không cần quan tâm đến thái độ của người nghe > không tán thành vì đó là hành vi thiếu tôn trọng người nghe.

c) Khi nói chuyện không đứng sát vào người nghe và không nói quá to hay quá nhỏ > tán thành vì đó là hành vi thể hiện sự tôn trọng người nghe.

Bước 3: Hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 12.

Bước 4: GV liên hệ với thực tế của HS.

Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (8’)

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 11.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay:

- Tranh 1: Nên dừng cuộc nói chuyện lại vì chị đang chuẩn bị đi học.

- Tranh 2: Nên chuyển sang chuyện khác vì bạn được điểm không cao nên có thể bạn không thích nói chuyện đó.

Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.

Hoạt động 5: Trao đổi, thực hành (7’)

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 12.

Bước 2: HS trình bày kết quả. Giáo viên phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay.

Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.

3. củng cố dặn dò: (3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên.

- Chuẩn bị bài 3: Bữa ăn cùng khách.

Hs nêu miệng nối tiếp.

Hs ghi bài.

Hs quan sát tranh. Thảo luận nhóm bàn.

Đại diện nêu kết quả, nhận xét từng tranh.

Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyên

Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét.

Hs nêu

HS liên hệ trong lớp, trong trường.

Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân. Lớp nhận xét, chọn bạn ứng xử hay.

Hs thực hành theo nhóm bàn

1, 2 em nhắc lại.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!