Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 41
Giáo án môn Vật lý 9
Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 41: Tổng kết chương 2 bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế.
2. Kĩ năng: Luyện tập thêm về vận dụng những kiến thức vào một số trường hợp cụ thể.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng.
1- Giáo viên: Nội dung ôn tập.
2- Học sinh: Trả lời câu hỏi tự kiểm tra. Ôn tập kiến thức chương II.
III. Phương pháp. Vấn đáp, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
*. Khởi động. Kiểm tra việc chuấn bị đề cương ôn tập của HS.
* Hình thành kiến thức mới.
HĐ 1: Báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- Cá nhân HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi đã chuẩn bị (từ câu 1 đến câu 9): 1) lực từ; kim nam châm. 2) C 3) trái; đường sức từ; ngón tay giữa; ngón tay cái choãi ra 90o. 4) D 5) Cảm ứng xoay chiều; số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. 6) Có thể treo thanh nam châm bằng sợi chỉ. 8)+Giống nhau: đều có nam châm và cuộn dây. +Khác nhau: một loại nam châm quay, cuộn dây đứng yên; một loại cuộn dây quay, nam châm đứng yên. |
Yêu cầu CNHS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi/sgk.
- Cho HS nhận xét trả lời bổ sung nếu cần thiết.
- Nhận xét, chuẩn xác lại kết quả từng câu. |
Hoạt động 2: Hệ thống hoá một số kiến thức, so sánh lực từ của một nam châm và lực từ của dòng điện trong một số trường hợp.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- Thảo luận, trả lời câu hỏi: (?) Nêu cách xác định hướng của lực từ do một thanh nam châm tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm? (?) Nêu cách xác định hướng của lực từ của thanh nam châm đó tác dụng lên dòng điện thẳng? (?) So sánh lực từ của một nam châm vĩnh cửu với lực từ của nam châm điện chạy bằng dòng điện xoay chiều tác dụng lên kim nam châm? (?) Muốn tìm chiều của đường sức từ và chiều lực từ ta làm thế nào? - Nhận xét câu trả lời của bạn. |
- Yêu cầu CNHS đọc, nêu yêu cầu từng câu hỏi.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
- Chốt lại kiến thức từng câu. |
Hoạt động 3: Luyện tập - Vận dụng.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- Cá nhân HS tìm câu trả lời cho các câu từ 10 đến 13: 10) Chiều lực điện từ (vuông góc với mặt phẳng hình vẽ) hướng vào trong.
11) a) Để làm giảm hao phí điện năng. b) công suất hao phí giảm đi 1002 lần. c) U2 = 6V 12) vì dòng điện không đổi tạo ra từ trường không đổi. 13) a) vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của khung dây luôn không đổi. - Tham gia thảo luận chung. |
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm câu 10 đến 13. - Gợi ý: + Câu 10: áp dụng quy tắc nào để xác định chiều cuả lực điện từ? + Câu 11: Máy biến thế có tác dụng gì? Công suất hao phí do toả nhiệt có quan hệ thế nào với hiệu điện thế? + Câu 12: Dòng điện không đổi có tạo ra từ trường biến thiên không? + Câu 13: Khi nào trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? - Yêu cầu thảo luận chung, thống nhất đáp án. |