Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11

Admin
Admin 08 Tháng mười một, 2021

Giáo án sách Cánh Diều lớp 2 môn Tiếng Việt

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11 được Tìm Đáp Án sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị Giáo án điện tử lớp 2 và bài giảng sách Cánh Diều hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý : Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Nhóm tài liệu học tập lớp 2 để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập toàn bộ các môn học lớp 2.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY SÁCH CÁNH DIỀU - Tuần 11

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

* Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

* Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ Có chuyện này: Tất cả mọi thứ đều ẩn chứa trong đó khả năng lớn lên, phát triển, nhưng cần phải có sự hành động, nỗ lực của con người thì mới thành hiện thực.

* Nhận biết được từ ngữ chỉ đặc điểm, biết vận dụng để hoàn thành BT.

+ Năng lực văn học:

* Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

* Biết liên hệ nội dung bài với thực tế.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu với mái trường, thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV chiếu 2 bức tranh ở BT 1 phần Chia sẻ lên màn chiếu, yêu cầu HS quan sát, nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, chia sẻ ý kiến trước lớp.

BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài thơ Có chuyện này: Bài học hôm nay cho chúng ta biết những điều kỳ diệu luôn có sẵn xung quanh ta, nhưng để chúng xuất hiện lại cần có những phép biến diệu kì từ bàn tay, hành động của chính chúng ta.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài đọc thơ Có chuyện này.

- GV mời 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV mời 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu từ phép biến.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm nhỏ (GV hỗ trợ khi cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV lưu ý HS CH 2: Có thể nêu hết các sự vật có mặt trong khổ thơ, nhưng đúng hơn cả là chỉ nêu những sự vật được nhắc đến như một đối tượng để nói tới, để tư duy về nó.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được từ ngữ chỉ đặc điểm, biết vận dụng để hoàn thành BT.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án:

+ BT 1: Từ chỉ đặc điểm trong câu Khả năng của con người thật là kì diệu! là từ kì diệu.

+ BT 2: Có thể thay từ kì diệu bằng từ tuyệt vời, tuyệt diệu, vô hạn, v.v...

 

 

- HS quan sát, nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.

 

- HS đọc YC của BT 2, chia sẻ ý kiến trước lớp.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

- 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:

§ HS 1: Bạn hiểu “Chữ nằm trong lọ mực” nghĩa là gì? Chọn ý đúng:

a) Lọ mực đã có sẵn các chữ cái.

b) Lọ mực đã có sẵn các bài thơ, bài toán,...

c) Lọ mực sẽ giúp bạn viết chữ, làm thơ, làm toán,...

§ HS 2: Đáp án c).

+ Câu 2:

§ HS 2: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật nào khác? Chúng nằm ở đâu?

§ HS 1: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật: lửa, cái mầm, cái hoa, dòng điện. Những sự vật ấy nằm ở: bao diêm, hạt, cây, dây điện.

+ Câu 3:

§ HS 1: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì” nào?

§ HS 2: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì”: Biến diêm thành lửa cháy, biến mực thành thơ hay, biến hạt hóa thành cây, xui cây làm quả chín, biến dây thành ra điện, bắt điện kéo tàu đi,...

+ Câu 4:

§ HS 1: Bạn cần làm gì để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy?

§ HS 2: Để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy, mình sẽ cố gắng tìm hiểu kiến thức, học và luyện tập chăm chỉ.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!