Giáo án môn Sinh học 8 bài 23: Vệ sinh hô hấp theo CV 5512

Admin
Admin 20 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 23: Vệ sinh hô hấp bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách

- Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí .

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Một số tranh ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại.

- Tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể đặc biệt với hệ hô hấp.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

  • Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì?
  • Dung tích sống là gì? Làm thế nào để tăng dung tích sống?

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- GV: Nêu ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? (HS trả lời)

Vậy nguyên nhân gây ra các hậu quả tai hại đó là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu vấn đề này.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách

Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí .

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

+ Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp?

+ Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại?

- Gv tóm tắt lại 3 vấn đề:

+ Bảo vệ môi trường chung.

+ Môi trường làm việc.

+ bảo vệ chính bản thân.

+ Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường, lớp?

- Cá nhân tự nghiên cứu bảng 22 SGK tr. 72

- Một vài HS trình bày tóm tắt ý kiến của mình

- HS khác bổ sung, yêu cầu phân tích cơ sở của các biện pháp

- HS rút ra kết luận .

+ Không vứt rác, xé giấy.

+ Không khạc nhổ bừa bãi.

+ Tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia

I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại:

- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, chất khí độc, vi sinh vật.

- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp:

+ Xây dựng môi trường trong sạch.

+ Không hút thuốc lá.

+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi.

 

+ Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lý tưởng?

- GV gợi ý quan sát hình 21-2 - dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào?

 

+ Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

- Gv giải thích dung tích sống và lấy ví dụ như SGV a thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp

- GV liên hệ thực tế cách thở sâu

+ Hãy đề ra biện pháp gì tập luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh?

 

 

- HS quan sát hình 21-2 SGK tr.68, đọc thông tin mục II tr.72 phân tích các yếu tố tác động tới dung tích sống : dung tích phổi và dung tích khí cặn - tập thường xuyên từ nhỏ tăng V lồng ngực, tăng khả năng co cơ thở ra.

+ HS quan sát hình 21-2 SGK tr.68 - So sánh lượng khí bổ sung, lượng khí lưu thông, lượng khí dự trữ, lượng khí cặn giữa thở sâu và thở bình thường rút ra ý nghĩa của thở sâu

- HS nghe giảng

 

- HS tự rút ra kết luận.

II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cần luyện tập thể dục thể thao, phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé, sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh

- Luyện tập thể thao phải vừa sức rèn luyện từ từ.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?

A. Hêrôin

B. Côcain

C. Moocphin

D. Nicôtin

Câu 2. Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao?

A. N2

B. O2

C. H2

D. NO2

Câu 3. Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong?

A. N2

B. CO

C. CO2

D. NO2

Câu 4. Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

A. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở

C. Nói không với thuốc lá

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Trồng nhiều cây xanh

C. Xả rác đúng nơi quy định

D. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi

Câu 6. Bệnh nào dưới đây được xem là một trong Tứ chứng nan y của nền Y học cổ?

A. Tiểu đường

B. Ung thư

C. Lao phổi

D. Thống phong

Câu 7. Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người?

A. N2

B. NO2

C. CO

D. NO

Câu 8. Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

A. Hệ tiêu hoá

B. Hệ sinh dục

C. Hệ bài tiết

D. Hệ tuần hoàn

Câu 9. Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.

B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.

C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 10. Thông thường, tỉ lệ khí cacbônic trong không khí hít vào là bao nhiêu?

A. 0,03%

B. 0,5%

C. 0,46%

D. 0,01%

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

?Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình?

 

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

Biện pháp

- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở.

- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

- Không hút thuốc lá.

- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.

- Không khạc nhổ bừa bãi.

- Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
  • Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp luyện TDTT đúng cách.

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
  • Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hóa.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường sống.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Trình bày hoạt động hô hấp? Thực chất của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì?

* Đặt vấn đề: Dung tích sống là gì? Làm thế nào để tăng dung tích sống?

2. Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

- GV kẻ sẵn bảng 22 để trắng cột 2, 3. Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào chỗ trống.

? Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp?

- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 22 để trả lời:

? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?

- GV treo bảng phụ để HS điền vào bảng.

- HS nghiên cứu thông tin ở bảng 22, ghi nhớ kiến thức.

- Đại diện các nhóm lên điền, các nhóm khác bổ sung.

 

Hoạt động 2: Các biện pháp vệ sinh hô hấp để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II, thảo luận câu hỏi:

? Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

- HS chỉ ra được lợi ích của việc tập hít thở sâu.

- HS tự xây dựng được phương pháp tập luyện có hiệu quả.

Qua quá trình tập luyện sẽ tạo cho phổi có dung tích tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu nhờ đó ta có được dung tích sống lí tưởng. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co dãn tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập luyện từ bé.

GV mở rộng: Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.

+ Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra.

+ Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài=> trao đổi khí được nhiều, tỉ lệ khí cặn giảm.

 

? Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

(Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí.

+ Khí lưu thông: 400ml x 18 = 7200ml.

+ Khí cặn: 150ml x 18 = 2700ml.

+ Khí tới phế nang: 7200- 2700 = 4500(ml)

- Nếu thở sâu: 12 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào 600ml.

+ Khí lưu thông: 600ml x 12 = 7200ml.

+ Khí cặn: 150 x 12 = 1800ml.

+ Khí vào phế nang: 7200 – 1800 = 5400(ml)

? Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có 1 hệ hô hấp khỏe mạnh?

I. Cần tránh các tác nhân có hại

- Các tác nhân có hại cho đường hô hấp: Bụi, chất khí độc (SO2, NO2, CO2, SO3, nicotin) vi sinh vật gây nên các bệnh: lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi.

- Biện pháp bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

+ Xây dựng môi trường trong sạch: Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi, hạn chế sử dụng các thiết bị thải nhiều khí độc.

+ Không hút thuốc lá.

+ Đeo khẩu trang khi lao động và nơi có nhiều bụi.

II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh

 

 

- Cần luyện tập TDTT kết hợp với tập thở (Thở sâu, giảm nhịp thở,…) thường xuyên, từ nhỏ để nâng cao hiệu quả hô hấp, cơ thể khoẻ mạnh.

- Luyện tập theo nguyên tắc: Từ từ, liên tục và nâng cao dần.

- Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 23: Vệ sinh hô hấp theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm