Giáo án môn Sinh học 7 bài 23: Tôm sông theo CV 5512

Admin
Admin 13 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 23: Tôm sông bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.

- Giải thích được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Tranh cấu tạo ngoài của tôm.

- Mẫu vật: tôm sông

- Bảng phụ nội dung bảng 1, các mảnh giấy rời ghi tên, chức năng phần phụ.

2. Học sinh

- Sưu tầm mỗi nhóm mang 1 tôm sống, 1 tôm chín.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Nêu vai trò của thân mềm?

- Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

Cho Hs quan sát trực tiếp con tôm

Chân khớp là một ngành có số loài lớn, chiếm tới 2/3 số loài hiện biết. Gọi là chân khớp vì chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau. Ngành chân khớp có 3 lớp lớn: Giáp xác (Đại diện là tôm sông) hình nhện (đại diện là nhện) và sâu bọ (đại diện là châu chấu). Vậy cụ thể như thế nào? Ta vào nội dung bài hôm nay:hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu: - Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Cấu tạo ngoài và di chuyển. (13’)

 

* Vỏ cơ thể

- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

- Cơ thể tôm gồm mấy phần?

- Nhận xét màu sắc vỏ tôm?

-Yêu cầu HS bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?

- GV chốt lại kiến thức.

- GV cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau, giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau (màu sắc môi trường " tự vệ).

- Khi nào vỏ tôm có màu hồng?

* Các phần phụ và chức năng

- GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước:

+ Quan sát mẫu, đối chiếu hình 22.1 SGK, xác định tên, vị trí phần phụ trên con tôm sông.

+ Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 75 SGK.

- GV treo bảng phụ gọi HS dán các mảnh giấy rời.

- Gọi HS nhắc lại tên, chức năng các phần phụ.

* Di chuyển

- Tôm có những hình thức di chuyển nào?

- Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?

 

 

- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, đọc thông tin SGK trang 74, 75 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung, rút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể.

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, ghi kết quả quan sát ra giấy.

 

 

- Các nhóm thảo luận điền bảng 1.

- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ.

- Lớp nhận xét, bổ sung

 

- HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trả lời

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Vỏ cơ thể:

 

 

 

 

- Cơ thể gồm 2 phần: đầu - ngực và bụng.

- Vỏ:

+ Cấu tạo bằng Kitin ngấm canxi => cứng có tác dụng che chở và là chỗ bám cho cơ.

+ Có chứa các sắc tố giúp tôm có màu sắc của môi trường.

2. Các phần phụ và chức năng:

* Cơ thể tôm sông gồm:

- Đầu ngực:

+ Mắt, râu định hướng phát hiện mồi.

+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: bò và bắt mồi.

- Bụng:

+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).

+ Tấm lái: lái, giúp tôm bơi giật lùi.

 

3. Di chuyển:

- Có 3 cách:

+ Bò

+ Bơi: tiến, lùi.

+ Nhảy.

2: Dinh dưỡng. (10’)

 

- GV cho HS thảo luận các câu hỏi:

- Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì?

- Vì sao người ta dùng thính thơm để làm mồi cất vó tôm?

- GV cho HS đọc thông tin SGK và chốt lại kiến thức.

 

- Các nhóm thảo luận, tự rút ra nhận xét.

II. Dinh dưỡng:

- Tiêu hóa:

+ Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.

+ Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày, hấp thụ ở ruột.

- Hô hấp: thở bằng mang.

- Bài tiết: qua tuyến bài tiết.

3: Sinh sản. (10’)

 

- GV yêu cầu HS quan sát tôm, phân biệt tôm đực và tôm cái.

- Thảo luận và trả lời:

- Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?

- Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?

 

- HS quan sát tôm.

 

- HS thảo luận nhóm và trả lời.

- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

III. Sinh sản:

- Tôm phân tính:

+ Con đực: càng to

+ Con cái: ôm trứng.

- Lớn lên qua lột xác nhiều lần.

 

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì?

A. Bắt mồi và bò.

B. Lái và giúp tôm bơi giật lùi.

C. Giữ và xử lí mồi.

D. Định hướng và phát hiện mồi.

Câu 2: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.

B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.

D. Giúp trứng nhanh nở.

Câu 3: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.

B. Thu hút con mồi lại gần tôm.

C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.

D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

Câu 4: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.

B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.

C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.

D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng ngụy trang.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?

A. Là động vật lưỡng tính.

B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.

C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.

D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.

Câu 6: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Tôm dùng đôi càng để bắt mồi, các …(1)… nghiền nát thức ăn, thức ăn qua miệng và hầu, sau đó được tiêu hóa ở …(2)… nhờ enzim từ …(3)… tiết vào và được hấp thụ ở …(4)….

A. (1): chân hàm; (2): ruột; (3): tụy; (4): ruột tịt

B. (1): chân hàm; (2): dạ dày; (3): gan; (4): ruột

C. (1): chân ngực; (2): dạ dày; (3): tụy; (4): ruột

D. (1): chân ngực; (2): ruột; (3): gan; (4): ruột tịt

Câu 7: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở

A. đỉnh của đôi râu thứ nhất.

B. đỉnh của tấm lái.

C. gốc của đôi râu thứ hai.

D. gốc của đôi càng.

Câu 8: Chân hàm ở tôm sông có chức năng gì?

A. Bắt mồi và bò.

B. Giữ và xử lý mồi.

C. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.

D. Lái và giúp tôm giữ thăng bằng.

Câu 9: Vỏ tôm được cấu tạo bằng

A. kitin.

B. xenlulôzơ.

C. keratin.

D. collagen.

Câu 10: Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?

A. Chân bụng.

B. Chân hàm.

C. Chân ngực.

D. Râu.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

D

C

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

A

C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a.Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

b. Nêu kinh nghiệm đánh bắt tôm ở địa phương mà em biết và kể tên các loài tôm làm thực phẩm và xuất khẩu:

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 

- HS trả lời.

 

 

- HS nộp vở bài tập.

 

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

 

a. Ấu trùng tôm lột xác nhiều lần vì lớp vỏ kitin giàu canxi rất cứng ngăn cản quá trình lớn lên của tôm

 

b. Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.

Ở vùng biển: tôm sú, tôm hùm...

Ở vùng đồng bằng: tôm càng và tôm càng xanh.

 

 

 

 

 

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức:

  • Biết được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
  • Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước.
  • Trình bày được các đặc điểm cấu tạo ngoài, dinh dưỡng, sinh sản của tôm.

b. Kỹ năng

  • Rèn kỹ năng q/sát tranh và mẫu.
  • Kỹ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông.
  • Kĩ năng kiên định.
  • Kĩ năng giải quyết vấn đề.
  • Kĩ năng quản lí thời gian.
  • Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

GV: Tranh phóng to cấu tạo ngoài của tôm sông.

  • Mẫu vật tôm sống: con đực, con cái.
  • Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, các mảnh giấy…

HS: Mỗi nhóm mang 1 con tôm sống, một con tôm chín.

2. Phương án dạy học:

  • Cấu tạo ngoài và di chuyển.
  • Dinh dưỡng.
  • Sinh sản.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ

- Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm?

- Thân mềm có vai trò gì đối với đời sống con người?

3. Khám phá

Gv giới thiệu đặc điểm chung của ngành chân khớp & đặc điểm lớp giáp xác

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển.

Mục tiêu: Xác định được vị trí, chức năng của các phần phụ.

Tiến hành:

Gv ktra mẫu vật của Hs, y/cầu Hs đọc thông tin sgk & q/sát mẫu vật đối chiếu với hình 22.1.

 

- Cơ thể tôm gồm mấy phần?

- Nhận xét màu sắc của vỏ tôm?

- Khi nào vỏ tôm có màu hồng?

- Tôm có màu sắc khác nhau có ý nghĩa gì?

- Bóc 1 vài khoanh vỏ nhận xét?

- Có tác dụng gì?

 

 

 

 

Gv y/cầu Hs q/sát mẫu đối chiếu với hình 22.1xác định tên & vị trí phần phụ trên con tôm.

Quan sát hoạt động tôm để tìm hiểu chức năng phần phụ.

 

Gv y/cầu Hs hoàn thành bảng 1 sgk trang 75.

Gv treo bảng phụ gọi Hs dán các mảnh giấy rời.

HS cho tôm vào chậu nước và quan sát di chuyển của tôm.

- Tôm có những hình thức di chuyển nào?

- Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng

Mục tiêu: Trình bày được các đặc điểm về hoạt động dinh dưỡng.

Tiến hành:

GV y/cầu Hs thảo luận nhóm.

- Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì?

- Vì sao người ta dùng thính thơm để làm mồi cất vó tôm?

Gv y/cầu Hs đọc lại thông tin, chốt lại kiến thức.

 

Rút kinh nghiệm…………........................

…………………………………………

……………………………………………

* Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động sinh sản của tôm

Mục tiêu: Hs nắm được hoạt động sinh sản của tôm.

Tiến hành:

Gv cho Hs q/sát tôm:

- Phân biệt đâu là tôm cái, đâu là tôm đực?

Gv y/cầu Hs thảo luận:

- Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?

- Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?

 

I. Quan sát cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Vỏ cơ thể

Hs các nhóm q/sát mẫu theo hướng dẫn, đọc thông tin kết hợp trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến.

Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sungrút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể.

Tiểu kết

- Cơ thể gồm 2 phần: + Phần đầu –ngực.

+ Phần bụng.

- Vỏ

+ Vỏ kitin ngấm canxi cứng che chở và là chỗ bám cho cơ thể.

+ Vỏ có sắc tố màu sắc của môi trường.

2. Quan sát các phần phụ và chức năng.

Hs các nhóm q/sát mẫu theo hướng dẫn trao đổi và ghi ra giấy.

Các nhóm thảo luận điền vào bảng 1.

Đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ.

Lớp nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết

Cơ thể tôm gồm:

- Phần đầu – ngực:

+ Mắt, râu: định hướng, phát hiện mồi.

+ Chân hàm: giữ & xử lý mồi.

+ Chân ngực: bò & bắt mồi.

- Phần bụng:

+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).

+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.

3. Di chuyển

- Bò

- Bơi: tiến, lùi.

- Nhảy.

 

 

 

 

 

 

II. Dinh dưỡng

 

 

Hs đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức.

Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.

Tiểu kết

- Tiêu hóa:

+ Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.

+ Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày, hấp thụ ở ruột.

- Hô hấp: thở bằng mang.

- Bài tiết: qua tuyến bài tiết.

 

Rút kinh nghiệm…………........................

…………………………………………

……………………………………………

III. Sinh sản

 

 

 

Hs các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến.

Đại diện nhóm phát biểu & các nhóm khác bổ sung.

Tiểu kết

- Tôm phân tính:

+ Con đực: càng to.

+ Con cái: ôm trứng (bảo vệ).

- Lớn lên qua lột xác nhiều lần.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 23: Tôm sông theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm