Giáo án môn Sinh học 7 bài 13: Giun đũa theo CV 5512

Admin
Admin 13 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 13: Giun đũa bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Thông qua đại diện giun đũa, hiểu được đặc điểm chung của ngành giun tròn, mà đa số đều kí sinh.

- Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.

- Giải thích được vòng đời của giun đũa. Từ đó biết cách phòng trừ giun đũa, một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Chuẩn bị tranh hình SGK

2. Học sinh.

- Đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột người?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Giun tròn khác giun dẹp ở chỗ: Tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có xoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hoá. Chúng sống trong nước, đất ẩm và kí sinh trong cơ thể người và động vật. Vậy cụ thể như thế nào? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu:

- Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.

- Giải thích được vòng đời của giun đũa. Từ đó biết cách phòng trừ giun đũa, một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam.

- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Cấu tạo dinh dưỡng di chuyển của giun đũa. (16’)

 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát H13.1-2 SGK. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

- Trình bày cấu tạo của giun đũa.

- Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?

- Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticun thì chúng sẽ như thế nào?

- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp thì tốc độ tiêu hoá ở loài nào cao hơn? Tại sao?

- Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về cấu tạo dinh dưỡng di chuyển sinh sản của giun đũa.

- GV cho HS nhắc lại kết luận.

 

- HS tự nghiên cứu các thông tin SGK kết hợp với quan sát hình ghi nhớ kiến thức. Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được:

+ Hình dạng.

+ Cấu tạo.

- Lớp vỏ cuticun.

- Thành cơ thể.

- Khoang cơ thể.

+ Giun cái dài, to đẻ nhiều trứng.

+ Vỏ -> Chống tác động của dịch tiêu hóa.

+ Tốc độ tiêu hoá ở giun đũa cao hơn.

 

+ Đầu giun đũa nhọn, nhiều giun con có kích thước nhỏ nên chúng có thể chui rúc vào đầy ống mật.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án.

- Nhóm khác theo dõi bổ sung.

 

- HS rút ra kết luận

I. Cấu tạo dinh dưỡng di chuyển của giun đũa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cấu tạo:

+ Hình trụ dài 25cm.

+ Thành cơ thể: Biểu bì cơ dọc phát triển.

+ Chưa có khoang cơ thể chính thức

+ Ống tiêu hóa thẳng: Chưa có hậu môn.

+ Tuyến sinh dục dài cuộn khúc

+ Lớp cuticun làm căng cơ thể .

- Di chuyển hạn chế

+ Cơ thể cong duỗi -> chui rúc.

- Dinh dưỡng: Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.

2: Sinh sản của giun đũa. (17’)

 

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK tr.48 và trả lời câu hỏi.

- Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa?

YC Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm về vòng đời của giun đũa, yêu cầu:

- GV lưu ý. Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ngoài môi trường nên: Dễ lây nhiễm, dễ tiêu diệt.

- GV nêu một số tác hại: Gây tắc ruột, tắc ống mật, suy dinh dưỡng cho vật chủ.

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận

 

- Cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

- 1 vài HS trình bày

- HS khác bổ sung.

 

- Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm về vòng đời của giun đũa, yêu cầu:

+ Vòng đời. Nơi trứng và ấu trùng phát triển, con đường xâm nhập vào vật chủ là nơi kí sinh.

+ Trứng giun trong thức ăn sống hay bám vào tay.

+ Diệt giun đũa hạn chế được số trứng

- Đại diện nhóm trình bày trên sơn đồ nhóm khác trả lời tiếp câu hỏi -> nhận xét bổ sung

II. Sinh sản

1. Cơ quan sinh dục.

+ Cơ quan sinh dục dạng ống dài.

+ Con cái 2 ống, con đực 1 ống. Thụ tinh trong.

+ Đẻ nhiều trứng

2. Vòng đời phát triển.

 

 

 

 

 

- Giun đũa→ Đẻ trứng → ấu trùng trong trứng → thức ăn sống→ ruột non (ấu trùng) → máu, gan, tim, phổi→ giun đũa (ruột người)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là

A. giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

B. giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

C. giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

Câu 2. Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người?

A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.

B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3. Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?

A. Đường tiêu hóa.

B. Đường hô hấp.

C. Đường bài tiết nước tiểu.

D. Đường sinh dục.

Câu 4. Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?

A. Cơ dọc kém phát triển.

B. Không có cơ vòng.

C. Giác bám tiêu giảm.

D. Đầu nhọn.

Câu 5. Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.

B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.

C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

D

A

D

C

A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a/ Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?

b/ Ruột thẳng kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 

- HS trả lời.

 

 

- HS nộp vở bài tập.

 

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

a. Lớp vỏ cuticun giúp giun đũa không bị tiêu hủy bới các dịch tiêu hóa trong ruột non người, nếu mất đi lớp vỏ này giun đũa sẽ bị tiêu hủy như các loại thức ăn.

b. Ruột thẳng kết thúc tại hậu môn ở giun đũa thì tốc độ tiêu hóa cao hơn vì thức ăn sẽ đi theo đường thẳng nhanh hơn đường vòng.

*Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật người và hậu quả sẽ như thế nào?

Nhờ đặc điểm thuôn nhọn 2 đầu, cơ dọc phát triển mà giun đũa chui được vào ống mật người gây tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

 

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: Hs nêu được đặc điểm cơ bản về cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh

b. Kỹ năng:

  • Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
  • Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông .
  • Kĩ năng kiên định.
  • Kĩ năng giải quyết vấn đề.
  • Kĩ năng quản lí thời gian.
  • Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trò chơi
  • Phương pháp đóng vai.
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

  • GV: Tranh hình 13.1, 13.2, 13.3, 13.4 sgk.
  • HS: sưu tầm các tư liệu về giun đũa.

2. Phương án dạy học: Cấu tạo ngoài.Cấu tạo trong và di chuyển.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng thích nghi với kí sinh trong ruột người?

- Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp?

3. Khám phá: Tỉ lệ mắc bệnh giun đũa ở trẻ em nước ta rất cao trên 90%. Vậy giun đũa có cấu tạo như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? => bài mới.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đũa.

Mục tiêu:Nêu một số đặc điểm hình dạng ngoài của giun đũa.

Tiến hành:

GV y/cầu Hs đọc sgk và q/sát hình 13.1

- Nêu đặc điểm hình dạng của giun đũa?

- Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ như thế nào? Tại sao?

 

 

 

 

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trong, di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa.

Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm cấu tạo trong di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa.

Tiến hành:

Gv y/cầu Hs đọc thông tin sgk, kết hợp q/sát tranh 13.2 → thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

- Trình bày cấu tạo của giun đũa?

- Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?

- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?

Gv nên giảng giải thêm: tốc độ tiêu hóa nhanh do thức ăn chủ yếu là chất dinh dưỡng và thức ăn đi theo một chiều.

- Giun đũa di chuyển bằng cách nào?

- Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?

I. Hình dạng ngoài

Hs tự q/sát hình sgk, kết hợp với thông tin → ghi nhớ kiến thức:

Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung ý kiến.

Tiểu kết

- Hình trụ dài 25 cm.

- Lớp vỏ cuticun làm căng cơ thể.

 

 

II. Cấu tạo trong, di chuyển và dinh dưỡng

Cá nhân tự nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình, ghi nhớ kiến thức.

Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến → trả lời câu hỏi:

Yêu cầu nêu được:

- Cấu tạo: + Thành cơ thể

+ Khoang cơ thể.

- Giun cái dài, to đẻ nhiều trứng.

- Tốc độ tiêu hóa nhanh, xuất hiện hậu môn.

- Dịch chuyển rất ít, chui rúc.

Đại diện nhóm trình bày đáp án.

Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết

- Cấu tạo:

+ Thành cơ thể: biểu bì cơ dọc phát triển.

+ Chưa có khoang cơ thể chính thức:

Ong tiêu hóa thẳng: có lỗ hậu môn.

Tuyến sinh dục dài cuộn khúc.

- Di chuyển: hạn chế, cơ thể cong duỗi chui rúc.

- Dinh dưỡng: hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 13: Giun đũa theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm