Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 82
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 82: Chương trình địa phương được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: nắm chắc hơn những kiến thức về văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng những kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác tìm hiểu những di tích, danh lam thắng cảnh ở quê hương mình; nâng cao tình yêu quê hương, đất nước.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực tìm hiểu và trình bày bài thuyết minh về DLTC ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ |
NỘI DUNG |
*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: |
Quê hương, đó là nơi đẹp nhất trong tâm hồn mỗi con người. Một trong những cái đẹp của quê hương đó là những danh lam thắng cảnh. Bài hôm nay sẽ giúp các em thể hiện những hiểu biết của mình về một danh lam thắng cảnh ở quê em. |
* Hoạt động 2 (5’): Đại diện các tổ HS trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh. |
|
* Hoạt động 3(5’): HS thảo luận những kết quả, tài liệu sưu tầm và thống nhất trong nhóm sẽ trình bày về danh lam thắng cảnh nào. - GV tập hợp kết quả lên bảng thống kê tên các danh lam thắng cảnh HS đã chọn. |
|
* Hoạt động 4 (24’): HS viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Tùy chọn) theo dàn ý sau:
|
a. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh: DLTC ở đâu? Khái quát về vẻ đẹp của nó. b. Thân bài: Thuyết minh về DLTC, từng phần, từng bộ phận theo một thứ tự hợp lí. c. Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định giá trị của DLTC trong đời sống, văn hóa, xã hội. |
* Hoạt động 5 (10’): HS đọc bài làm trước lớp; GV cho HS khác đóng góp ý kiến, xây dựng, góp ý, sửa chữa bài làm của HS. - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung. |