Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 50
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 50: Ôn luyện về dấu câu được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
2. Kĩ năng: Biết dùng dấu câu khi viết.
3. Thái độ: HS có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh những lỗi thường gặp về dấu câu.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực sử dụng tổng hợp các loại dấu câu đã học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):
Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
Các em thường gặp các loại dấu câu ở đâu? Bài hôm nay sẽ giúp các em ôn luyện về các dấu câu mà các em đã học, đã biết.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết về dấu câu (20’):
Mục tiêu: HS thống kê được các dấu câu đã học từ lớp 6 -> lớp 8.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến đối với bảng tổng kết về dấu câu đã học ở lớp 6, 7, 8 và công dụng của từng dấu.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày ; GV dùng bảng phụ tổng kết lại.
- Bảng phụ 1: Dấu câu đã học ở lớp 6:
Dấu câu |
Công dụng |
Ví dụ |
1. Dấu chấm (.) |
Kết thúc câu trần thuật |
Sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người. (Thanh Tịnh) |
2. Dấu chấm hỏi ( ? ) |
Kết thúc câu nghi vấn |
Sao cô biết mợ con có con? (Nguyên Hồng) |
3. Dấu chấm than (!) |
Kết thúc câu cầu khiến, câu cảm thán. |
Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng Cảm thán cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! (Ngô Tất Tố) Cầu khiến |
4. Dấu phẩy ( , ) |
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: + Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN. + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. + Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. + Giữa các vế trong một câu ghép. |
+ Một hôm, cô tôi //gọi tôi đến bên cười hỏi. Tr N CN VN (Nguyên Hồng) + Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, VN 1 VN 2 chạy đến đỡ lấy tay hắn. (Ngô Tất Tố) + Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau. (Thép mới) + Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống . (Võ Quảng) |
- GV lưu ý cho HS ở mục này: Cũng có khi dấu chấm được dùng để kết thúc câu cầu khiến khi cầu khiến với sắc thái nhẹ nhàng và dấu !? được đặt trong dấu ngoặc đơn sau một ý hoặc một từ ngữ biểu thị ý nghi ngờ hoặc thái độ châm biếm.
VD: + Mẹ đưa bút thước cho con cầm. (Thanh Tịnh).
+ AFP đưa tin một cách ỡm ờ: “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy”(!?) (Nguyễn Tuân).
=> Đây cũng là một nghệ thuật dùng dấu câu khi làm văn.