Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 40
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 40: Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và cách làm bài TLV nói chung. Nhận ra được những ưu, khuyết điểm và đánh giá được chất lượng bài TLV của mình để bài viết sau làm tốt hơn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đánh giá, nhận xét bài TLV để rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng làm bài TLV.
4. Hình thành năng lực: HS có năng lực phát hiện và sửa lỗi trong bài kiểm tra.
II. CHUẨN bị:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ |
NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. |
Bài hôm nay sẽ giúp các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài TLV số 2 của các em để bài sau làm tốt hơn. |
*Hoạt động 2: Trả bài viết TLV số 2: * Xác định lại hướng làm bài và dàn ý (15’): Mục tiêu: HS xác định lại hướng làm bài và dàn ý của bài để nắm được cách thức làm bài: - GV phát bài cho HS. HS nêu lại đề bài. ? Theo đề bài này thì em định hướng làm bài NTN? (Kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên về một người thân của em.) *Dàn ý: Yêu cầu chung: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. - Nội dung: Kể về một lần mắc khuyết điểm làm thầy cô giáo buồn. Lần phạm lỗi ấy làm em nhớ mãi. - Hình thức: Bài làm có bố cục đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng; dùng từ, câu chính xác; biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn một cách hợp lí. Biết viết các đoạn văn trong bài theo các cách trình bày đoạn văn đã học: Song hành, diễn dịch, qui nạp. - Thứ tự kể: Biết xác định thời gian, không gian và diễn biến sự việc, diễn biến tâm trạng phù hợp, làm nổi bật chủ đề của câu chuyện được kể. * Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm dàn ý như sau: * Hướng dẫn sửa lỗi: Mục tiêu: HS nắm được những lỗi phổ biến trong bài làm của cả lớp, từ đó phát hiện được lỗi trong bài làm của mình và sửa được lỗi đó để bài sau làm tốt hơn. A. Bước 1: Gv nêu những lỗi phổ biến trong bài làm của HS (9’). 1. Lỗi chính tả: - Lẫn lộn các từ có âm c - t , n - ng ở cuối từ. - Lẫn lộn các nguyên âm và vần: o - ô, êu – iêu, im – iêm. - Lẫn lộn thanh ngã / thanh hỏi. - Lẫn lộn các âm đầu v / d / gi 2. Lỗi ngữ pháp: Không chấm câu; viết câu thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ; dùng dấu câu không đúng. 3. Lỗi dùng từ:Dùng từ không đúng, xưng hô không đồng nhất: Khi “tôi”, khi “em”. 4. Lỗi diễn đạt: Diễn đạt lủng củng, không rõ ý nói gì . 5. Lỗi bố cục: Không có bố cục ba phần rõ ràng. 6. Lỗi nội dung: Chọn ngôi kể không đúng ngôi thứ nhất; chưa kể được kỉ niệm sâu sắc về người dược nói đến trong câu chuyện; Hoặc có biết kể một kỉ niệm nhưng kể lan man, dàn trải, thiếu tập trung làm cho ý nghĩa của câu chuyện mờ nhạt hoặc không có ý nghĩa sâu sắc; Chưa rút ra được ý nghĩa của câu chuyện. 7. Lỗi trình bày: Viết ẩu, gạch xóa, bôi quá nhiều. B. Bước 2: HS xem bài làm của mình và tự sửa chữa lỗi sai (10’). |
A. Bài viết TLV số 2: I. Đề bài: Kể về một lần em mắc khuyết điểm làm thầy, cô giáo buồn. Lần phạm lỗi ấy làm em nhớ mãi. II. Yêu cầu của đề: Kể lại một lần em phạm lỗi, lần ấy đã để lại cho em một tâm trạng hối hận, khó quên. III. Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu sự việc: Giới thiệu một lần mắc khuyết điểm làm thầy cô giáo buồn. Lần phạm lỗi ấy làm em nhớ mãi. b. Thân bài: Kể diễn biến sự việc trong câu chuyện. - Đó là khi nào? Ở đâu? Đó là lỗi gì? Câu chuyện xảy ra NTN theo diễn biến câu chuyện. - Hình ảnh thầy cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi: Nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ,… - Những tâm trạng, tình cảm, cảm nghĩ, suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy: Lo lắng, ân hận, buồn phiền, … c. Kết bài: Kể kết thúc câu chuyện: Câu chuyện kết thúc NTN? Câu chuyện để lại cho em ấn tượng gì khiến em khó quên? Bài học rút ra được từ câu chuyện. IV. Sửa lỗi: - Lỗi chính tả - Lỗi ngữ pháp - Lỗi dùng từ - Lỗi diễn đạt - Lỗi bố cục - Lỗi nội dung - Lỗi trình bày |