Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 14

Admin
Admin 04 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 14: Liên kết các đoạn văn trong văn bản được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được cách dùng các phương tiện để liên kết các đoạn văn làm cho chúng liền ý, liền mạch.

2. Kĩ năng: Biết viết được các đoạn văn liền ý, liền mạch.

3. Thái độ: HS có ý thức dùng các phương tiện liên kết khi nói, viết.

4. Hình thành năng lực: Dùng từ đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV từ tiết trước.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: (1’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- GV: Giới thiệu bài.

- HS: Lắng nghe và chuẩn bị tâm thế cho việc học bài mới.

Các đoạn văn là những bộ phận để tạo nên văn bản. Để VB được liền ý, liền mạch thì giữa các đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách dùng các phương tiện liên kết để liên kết các đoạn văn trong VB.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

* HD tìm hiểu mục I (9’).

Mục tiêu: HS nắm, hiểu được tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong VB.

- HS đọc 2 đoạn văn.

- GV nêu câu hỏi, gợi ý cho HS khai thác kiến thức? Hai đoạn văn có liên hệ gì với nhau không? Vì sao? Thiếu liên kết sẽ gây khó khăn gì cho người đọc, người nghe?

- HS trình bày, GV nhận xét, chốt ý;

- HS đọc 2 đoạn văn ở mục 2.

? Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn 2?

? Nhờ cụm từ này mà hai đoạn văn có mối liên kết gì với nhau?

? Nếu không có cụm từ này thì hai đoạn văn sẽ NTN? (Không phân biệt rõ thời gian hiện tại hay quá khứ )

? Qua phần tìm hiểu trên, em rút ra kết luận NTN?

- HS làm việc cá nhân, cặp rồi trình bày.

- GV nhận xét, chốt ý;

- HS đọc ghi nhớ - ý 1; GV chuyển ý.

I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong VB:

1. Xét 2 đoạn văn – SGK trang 50:

* Nhận xét:

=> Hai đoạn văn không liền mạch vì thiếu phương tiện liên kết. => Khó hiểu.

2. Xét 2 đoạn văn – SGK trang 50, 51:

* Nhận xét:

- Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn văn sau và nối đoạn văn sau với đoạn văn trước tạo sự liền mạch cho 2 đoạn văn.

* Kết luận: (Ý1 – Ghi nhớ/ trang 53 )

* HD tìm hiểu cách liên kết các đoạn văn trong VB:

- Dùng từ, ngữ để liên kết (10’):

- HS đọc VD ở mục a.

- GV nêu 3 câu hỏi ở mục a để HS giải quyết.

? Giữa hai đoạn văn có quan hệ gì? (Liệt kê)

? Vậy em kết luận NTN?

- HS trình bày, GV nhận xét, chốt ý;

- HS đọc VD ở mục b.

- GV nêu 3 câu hỏi ở mục b để HS giải quyết.

? Hai đoạn văn có quan hệ đối lập thì ta dùng những từ ngữ nào để liên kết chúng.

- HS đọc hai đoạn văn ở mục d trang 52.

? Quan hệ giữa 2 đoạn văn là gì? (Tổng kết, khái quát)

? Từ ngữ nào liên kết hai đoạn văn trên?

? Vậy em kết luận NTN?

- HS đọc lại hai đoạn văn ở mục I.2 – trang 50, 51.

? Từ “đó” là từ loại gì? (Chỉ từ)

? Trước đó là khi nào? (Quá khứ)

? Hãy tìm những chỉ từ, đại từ có thể làm phương tiện liên kết.

- Dùng câu nối để liên kết (10’):

- HS đọc VD ở mục 2.

? Câu nào có tác dụng liên kết hai đoạn văn với nhau?

? Câu này có tác dụng liên kết NTN?

- HS trình bày; GV nhận xét, chốt ý.

- HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý chính.

II . Cách liên kết các đoạn văn trong VB:

1. Dùng từ, ngữ để liên kết các đoạn văn:

a.Xét VD a: (SGK)

* Kết luận: Những đoạn văn có quan hệ liệt kê thì dùng các từ ngữ chỉ quan hệ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau đó, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra,… để làm phương tiện liên kết các đoạn văn.

b.Xét VD b: (SGK)

* Kết luận: Những đoạn văn có quan hệ tương phản, đối lập thì dùng các từ ngữ chỉ quan hệ: tương phản, đối lập: Nhưng, trái lại, ngược lại, thế mà, vậy mà, nhưng mà, tuy vậy, tuy nhiên, để làm phương tiện liên kết các đoạn văn.

c. Xét VD ở mục d trang 52: (SGK)

* Kết luận: Những đoạn văn có quan hệ tổâng kết, khái quát thì dùng các từ ngữ chỉ quan hệ tổng kết, khái quát: Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung, để làm phương tiện liên kết các đoạn văn.

d. Đại từ, chỉ từ, QHT, cũng có thể làm phương tiện liên kết các đoạn văn.

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:

* Xét VD ở mục 2 trang 53: (SGK)

* Nhận xét: Câu văn: “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy” dùng để phát triển ý trong câu ở đoạn văn trước.

=> Là câu nối hai đoạn văn với nhau.

3. Kết luận: (Ghi nhớ - SGK trang 53)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!