Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 15
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 15: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của chúng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng củ việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
Thái độ: Biết sử dụng từ ngữ địa phương đúng lúc, đúng chỗ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách thiết kế bài giảng.
- Bảng phụ, bút viết bảng, các ví dụ.
2. Học sinh:
- Đọc sách, tìm hiểu bài.
- Xem lại nội dung bài từ láy ở chương trình lớp 7.
Phương pháp: trình bày 1 phút,thực hành,thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Có mấy cách liên kết đoạn văn trong văn bản? Nêu cụ thể từng cách?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG |
GV: Cho HS quan sát các từ ngữ in đậm trong các đoạn văn thơ được trích trong SGK/56 GV giải thích cho HS hiểu thế nào là từ ngữ toàn dân: lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi (trong tác phẩm văn học, trong giấy tờ hành chính,...) trong cả nước. ? Từ bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ ấy từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân? ? Thế nào là từ ngữ địa phương? Hs đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK. GV: Hãy quan sát các ví dụ (a) và trả lời câu hỏi! “Nhưng đời nào..... mợ cháu cũng về” |
I.Từ ngữ địa phương: * VD:
- bắp, bẹ: là từ ngữ địa phương. - ngô: là từ ngữ toàn dân. - Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
|
? Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ có chỗ lại dùng từ mợ?
GV: Hãy quan sát các ví dụ (b) và trả lời câu hỏi! “Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn. Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp” ? Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này? ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? Hs đọc nội dung phần ghi nhớ (SGK) |
II.Biệt ngữ xã hội: *Vd: -Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa. Ở xã hội ta trước Cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp trung lưu, thượng lựu, con gọi mẹ là mợ, cha được gọi là cậu. => Mẹ là từ ngữ toàn dân. Mợ là từ ngữ tầng lớp trung lưu, thường dùng để gọi mẹ. -Các từ ngữ ngỗng, có nghĩa là: con số 0 (điểm), trúng tủ trúng vấn đề đã học chắc (do đoán mò). Đó là các từ ngữ dùng hạn chế trong tầng lớp HS hiện nay.
Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một lớp xã hội nhất định *Ghi nhớ: (SGK) |
||||
? Thử nêu các từ ngữ địa phương của QN (hoặc miền Trung) và các biệt ngữ xã hội trong học sinh hoặc ở một tầng lớp xã hội mà em biết? GV: Hướng dẫn thảo luận nhóm: 1. Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? -Lời nói sẽ khó hiểu đối với nhiều người 2. Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (sgk/58) GV hướng dẫn hs làm bài tập |
III Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội: - Nêu các từ ngữ địa phương QN hoặc miền Trung: mần, chộ, trốc. Biệt ngữ xã hội trong tầng lớp HS hiện nay: chuồn, gậy 1.Lời nói sẽ khó hiểu đối với nhiều người 2.Một số tác giả sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội nhằm mục đích tu từ. Để người đọc cảm nhận được sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xã hội của người phát ngôn. IV.Luyện tập? Bài 1:
Bài 2: Gạo bài => học thuộc lòng một cách máy móc. Học tủ => học đoán mò một số bài nào đó để làm bài. Gã => bán vật gì đó phe phẩy => buôn bán bất hợp pháp Bài 3: a) (+) b) (-) c) (-) d) (-) e) (-) g) (-) Bài 4*:Qua sách vở, báo chí hoặc qua người lớn có hiểu biết để sưu tầm. Bài 5: Đọc kĩ bài của các bạn, chú ý cả những lỗi chính tả do ảnh hưởng cách Của cách phát âm địa phương |