Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 32
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 32: Đọc thêm - Bác ơi được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. MỤC TIÊU.
Hiểu, phân tích, cảm thụ được nỗi đau đớn của nhân vật trữ tình trước sự ra đi đột ngột của Bác qua những hình ảnh thơ giản dị gần gũi với tâm hồn thơ Việt Nam. Đó cũng là tấm lòng chung của cả dân tộc.
B. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
1. Tố Hữu và những sáng tác về Bác Hồ:
-Tố Hữu là nhà thơ có nhiều sáng tác nhất, hay nhất cảm động nhất về Bác Hồ. Ông đã nói hộ cho bao tấm lòng người con Việt Nam đối với lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
-Bài thơ ra đời ít ngày sau khi Bác mất - Là tiếng khóc đau thương ngọt ngào của nhà thơ và cũng là của cả dân tộc.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:
2. Tìm hiểu bài thơ.
Bốn khổ thơ đầu: Giọng nghẹn ngào, thương tiếc, ngậm ngùi -> khái quát nỗi đau chung của cả đất nước, cả vũ trụ, cỏ cây và con người.
- Nỗi đau đớn được nhà thơ hình tượng hoá bởi một nhân vật cụ thể "con chạy về thăm Bác " -> Với hình tượng này nhà thơ có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc với rất nhiều cung bậc khác nhau. Hình tượng thơ mang tính khái quát cho hàng triệu con tim Việt Nam đối với Bác
Sáu khổ thơ tiếp theo:
- Khắc hoạ hình tượng Bác Hồ trên nhiều khía cạnh:
+ Về lí tưởng và lẽ sống của Người: "ôm cả non sông …, tự do cho mỗi đời nô lệ…" Đó là lí tưởng sống cao đẹp của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc.
Ba khổ thơ còn lại:
- Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của một cá nhân mà mà là tiếng lòng, cảm xúc của một dân tộc Việt Nam.Tiếc thương đau xót trước sự ra đi của Bác nhưng lời thơ không bi luỵ vì tác giả khẳng định sức sống bất diệt của trái tim Hồ Chí Minh