Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 40
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 40: Ankanđien được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được:
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien.
- Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp.
2.Kĩ năng:
- Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien.
- Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien cụ thể.
- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien.
3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
II. TRỌNG TÂM:
- Đặc điểm cấu trúc phân tử, cách gọi tên của ankađien.
- Tính chất hoá học của ankađien (buta-1,3-đien và isopren).
- Phương pháp điều chế buta-1,3-đien và isopren.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mô hình phân tử buta-1,3-đien. Máy chiếu.
2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành chuỗi biến hoá sau
GV nhận xét, cho điểm
3. Nội dung:
Đặt vấn đề: Phân tử chứa 1 liên kết đôi là anken, vậy khi có 2 liên kết đôi trong phân tử là chất gì và có tính chất như thế nào?
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: - Gv lấy ví dụ một số ankađen (SGK tr133) sau đó hướng dẫn HS rút ra: + Khái niệm hợp chất ankađien. + CTTQ của đien. + Danh pháp đien. - Gv yêu cầu HS viết các CTCT của ankađien có CTPT C5H8 → Căn cứ vào vị trí tương đối giữa 2 liên kết đôi để phân loại ankađien. HS viết các CTCT của các ankađien có CTPT C5H8
- Gv lưu ý cho HS: Trong các loại ankađien thì ankađien có hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn (ankađien liên hợp) có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật , tiêu biểu là buta -1,3 – đien (đivinyl) và isopren →Ta nghiên cứu loại này
Hoạt động 2: - Gv yêu cầu HS so sánh những điểm giống và khác nhau về cấu tạo của anken và ankađien, từ đó nhận xét khả năng phản ứng. Gv nêu vấn đề: Tuỳ theo điều kiện về tỉ lệ mol, về nhiệt độ, phản ứng cộng có thể xảy ra: + Tỉ lệ 1:1 Cộng kiểu 1,2 hoặc 1,4. + Tỉ lệ 1:2 cộng đồng thời vào hai liên kết đôi. Lưu ý khái niệm 1,2 và 1,4: HS so sánh và nhận xét khả năng phản ứng của anken và ankađien. + Cùng tham gia phản ứng cộng. + HS vận dụng viết PTHH các phản ứng
- Gv yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản ứng trùng hợp, điều kiện để có phản ứng trùng hợp. - Gv hướng dẫn HS viết PTHH của phản ứng trùng hợp: 1,4 (sp bền)
- Gv cho HS tự viết PTHH của phản ứng cháy. - Gv thông báo buta -1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dd brom và thuốc tím tương tự anken (không viết PTHH).
Hoạt động 3: - Gv cho HS xem SGK trang 135 và viết PTHH điều chế
Hoạt động 4: - Gv cho HS nghiên cứu SGK rút ra một số ứng dụng quan trọng của ankađien. HS nghiên cứu SGK rút ra một số ứng dụng quan trọng của ankađien. |
I. Định nghĩa và phân loại: 1. Định nghĩa: - Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai nối đôi C = C trong phân tử. - Công thức phân tử chung của các ankađien là CnH2n -2 (n 3) 2. Phân loại: Dựa vào vị trí tương đối của hai liên kết đôi, chia ankađien thành 3 loại: * Hai liên kết đơn liền nhau: CH2=C= CH - CH2 -CH3 * Hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn (ankađien liên hợp hay đien liên hợp). CH2 = CH – CH = CH2 * Hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2
II. Tính chất hoá học: 1. Phản ứng cộng: a) Cộng hiđro: Thí dụ: Tỉ lệ 1:2: Cộng vào 2 nối đôi: CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 →CH3–CH2–CH2–CH3 - Tỉ lệ 1:1: Cộng 1,2 hoặc 1,4. CH2 = CH–CH = CH2 +H2 →CH3–CH2 –CH=CH2 (cộng 1.2) CH2 = CH – CH = CH2 + H2 →CH3 -CH =CH-CH3 (cộng 1.4) b) Cộng brom - Tỉ lệ 1:2: Cộng vào 2 nối đôi. CH2=CH–CH=CH2+2Br2 →CH2Br –CHBr –CHBr–CH2Br - Tỉ lệ 1:1 Cộng 1,2 (-800C) tạo SPC là: CH2=CH–CH=CH2 + Br2 →CH2=CH–CHBr–CH2Br Cộng 1,4 (400C) tạo SPC là: CH2=CH–CH=CH2 + Br2 →CH2Br–CH=CH–CH2Br c) Cộng hiđro halogenua. - Tỉ lệ 1:1 Cộng 1,2 (-800C) tạo SPC là: CH2=CH–CH=CH2 + HBr →CH2=CH–CHBr–CH3 Cộng 1,4 (400C) tạo SPC Là: CH2=CH–CH=CH2+ HBr →CH3–CH=CH–CH2Br 2. Phản ứng trùng hợp: Quan trọng là trùng hợp buta -1,3- đien, với điều kiện xt Na, t0, p thích hợp tạo ra cao su buna (polibutađien)
Isopren Poliisopren 3. Phản ứng oxi hoá: a) Oxi hoá hoàn toàn: 2C4H6 + 11O2 →8CO2 + 6H2O b) Oxi hoá không hoàn toàn: Buta -1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dd brom và thuốc tím tương tự anken
III. Điều chế: * Điều chế buta- 1,3-đien: - Từ butan hoặc buten bằng cách đêhiđro hoá. CH3 – CH2 – CH2 – CH3 →CH2 = CH –CH = CH2 + 2H2 * Điều chế isopren bằng cách tách hidro isopentan (lấy từ dầu mỏ). IV. Ứng dụng: Sản phẩm trùng hợp của buta -1,3-đen hoặc từ isopren điều chế được polibutađien hoặc poli isopren có tính đàn hồi cao dùng để sản xuất cao su (cao su buna, cao su isopren…) |