Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Bản 2
Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo theo Công văn 2345
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Bản 2 với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng bao gồm các bài giảng chi tiết thuộc môn Mĩ thuật, giúp các thầy cô dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch dạy học theo Công văn 2345. Mời các bạn cùng tải về trọn bộ cả năm giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo.
Xem thêm:
- Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Đạo Đức lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Âm nhạc lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Bản 1
- Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo - Đầy đủ các môn
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 3
(Chân trời sáng tạo – Bản 2)
CHỦ ĐỀ |
BÀI |
TIẾT |
Chủ đề 1 TRANH DÂN GIAN |
Bài 1: Sắc màu trong tranh dân gian Bài 2: Sáng tạo cùng tranh dân gian |
2 2 |
Chủ đề 2 NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH |
Bài 3: Tạo hình con vật thân quen Bài 4: Ban nhạc đồng quê |
2 2 |
Chủ đề 3 NGƯỜI THÂN CỦA EM |
Bài 5: Gia đình em Bài 6: Quà tặng người thân |
2 2 |
Chủ đề 4 THIÊN NHIÊN |
Bài 7: Ngày mưa Bài 8: Vẻ đẹp thiên nhiên |
2 2 |
HẾT CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ I | ||
Chủ đề 5 NGÔI TRƯỜNG CỦA EM |
Bài 9: Hoạt động trong nhà trường Bài 10: Lưu giữ kỉ niệm |
2 2 |
Chủ đề 6 CHUYẾN ĐI KÌ THÚ |
Bài 11: Cuộc sống tươi đẹp Bài 12: Tham quan bảo tàng |
2 2 |
Chủ đề 7 ƯỚC MƠ CỦA EM |
Bài 13: Nghề nghiệp tương lai Bài 14: Em là nhà thiết kế thời trang |
2 2 |
Chủ đề 8 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
Bài 15: Ô nhiễm môi trường Bài 16: Bảo vệ môi trường quanh em |
2 2 |
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM CUỐI NĂM |
Chủ đề 1: TRANH DÂN GIAN
Bài 1: SẮC MÀU TRONG TRANH DÂN GIAN
(Thời lượng 2 tiết - Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ:
- Nhận biết được màu thứ cấp và màu đậm, màu nhạt trong tranh dân gian.
- Biết kết hợp các màu cơ bản để tạo ra màu thứ cấp trong thực hành, sáng tạo.
- Biết vận dụng màu sắc và yếu tố đậm nhạt để vẽ màu theo tranh dân gian.
- Cảm nhận và chia sẻ được vẻ đẹp của sắc màu trong tranh dân gian.
1. Phẩm chất.
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS.
- Phát triển tình yêu đất nước qua tìm hiểu nghệ thuật truyền thống tranh dân gian Việt Nam và ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống.
- Yêu quý những di sản văn hóa dân gian được bảo tồn qua nhiều thế hệ.
- Xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và tình yêu thương yêu với bạn bè qua hoạt động nhóm.
- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
- Có ý thức bảo quản, sử dụng tiết kiệm một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu thực hành, sáng tạo.
- Có ý thức chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
- Biết chia sẻ thẳng thắn, chân thực suy nghỉ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.
2. Năng lực.
2.1. Năng lực đặc thù môn học.
- Quan sát và nhận thức: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc, hình ảnh trong tranh dân gian. Nắm được những nét đặc trưng của tranh dân gian. Ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp của tranh dân gian qua hình ảnh, màu sắc.
- Luyện tập và sáng tạo: Thực hiện được bài thực hành sáng tạo cùng tranh dân gian như vẽ/ mô phỏng lại hình ảnh trong tranh dân gian, xé dán từ hình ảnh dân
gian. Thể hiện được cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: Nét, mảng, màu qua đó nhận thức được sự khác biệt giữa màu in và màu vẽ.
- Phân tích đánh giá: Biết trưng bày, nhận xét vẻ đẹp của một bức tranh dân gian và nói được cảm nhận về màu sắc trong tranh dân gian, cách khai thác, sáng tạo từ tranh dân gian vào bài tập thực hành. Nêu được hướng phát triển mở rộng thêm sản phẩm mĩ thuật bằng nhiều chất liệu. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
- Vận dụng: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng trong bài học hiểu biết hơn về cách tạo nên một bức tranh dân gian.
2.2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ, nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…
- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều áp dụng vào bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.
- Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một số tranh, ảnh, clip liên quan đến tranh dân gian.
- Một số sản phẩm mĩ thuật của HS với chủ đề sáng tạo cùng tranh dân gian.
2. Học sinh.
- SGK. VBT (nếu có).
- Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,…), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,…
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
- Hình tranh dân gian sưu tầm (nếu có).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Kế hoạch học tập.
Tiết |
Bài |
Nội dung |
Hoạt động |
1 |
Bài 1: Màu sắc trong tranh dân gian. |
- Giới thiệu về tranh dân gian, tìm hiểu về màu sắc trong tranh dân gian, hướng dẫn HS cách vẽ bài thực hành về tranh dân gian. |
- Quan sát, nhận thức. - Luyện tập và sáng tạo. - Phân tích và đánh giá. |
2 |
Bài 1: Màu sắc trong tranh dân gian. |
- Hoàn thiện bài, trình bày, phân tích đánh giá và vận dụng phát triển. |
- Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động điều chỉnh nội dung, linh hoạt bố trí thời gian thực hiện hoạt động ở mỗi tiết cho phù hợp nhưng phải đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong chủ đề.
II. QUAN SÁT - NHẬN THỨC.
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thức | |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
* Hoạt động khởi động. - HS sinh hoạt đầu giờ. * Mục tiêu. - Nhận biết màu sắc trong tranh dân gian và màu đậm, màu nhạt trong tranh dân gian. * Nội dung hoạt động. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát một số tranh dân gian, cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong tranh dân gian, từ đó nhận thức về màu cơ bản, màu thứ cấp và màu đậm, màu nhạt áp dụng thể hiện sản phẩm mĩ thuật - GV định hướng kiến thức cho HS thông qua các câu hỏi SGK Mĩ thuật 3 trang 7. * Sản phẩm học tập. - Ý thức về việc khai thác màu sắc, hình ảnh tranh dân gian trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề. * Tổ chức hoạt động. - GV giới thiệu một số tranh dân gian trong SGK Mĩ thuật 3 trang 6,7 hoặc tranh dân gian do GV sưu tầm và đặt câu hỏi để HS thảo luận về màu sắc (nhấn mạnh về màu đậm và màu nhạt) trong tranh dân gian. + Tranh 1. Đấu vật. Tranh dân gian đông hồ. + Tranh 2. Lợn đàn. Tranh dân gian đông hồ. + Tranh 3. Chợ quê. Tranh dân gian đông hồ. + Tranh 4. Gà. Tranh dân gian đông hồ. + Tranh 5. Lợn mẹ. Tranh dân gian đông hồ. - Có thể lồng ghép một số trò chơi cho - Có thể lồng ghép một số trò chơi cho tiết học thêm sinh động. - GV căn cứ tình hình thực tế của lớp có thể tổ chức hoạt động nhóm thảo luận. - GV đưa ra những câu hỏi thảo luận tìm hiểu về màu sắc, bố cục, chất liệu,…như: + Em hảy kể tên tranh dân gian mà em biết? + Những hình ảnh được sử dụng trong các bức tranh như thế nào. + Màu sắc nào được dùng trong tranh dân gian? Màu nào đậm, màu nào nhạt? + Tranh được thể hiện bằng chất lệu gì? + Em sẻ chọn tranh dân gian nào để thể hiện? * GV chốt: Vậy là chúng ta đã tìm hiểu, khai thác và quan sát được các vấn đề ở hoạt động 1. |
- HS sinh hoạt. - HS cảm nhận. - HS quan sát sơ đồ màu sắc trong SGK Mĩ thuật 3 trang 7 (hoặc do GV sưu tầm) và trình bày đặc điểm của màu cơ bản, màu thứ cấp, màu đậm, màu nhạt. - HS ghi nhớ. - HS cảm nhận, ghi nhớ. - HS thảo luận và trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS chơi trò chơi dân gian. - HS thảo luận. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. - HS ghi nhớ.
|
III. LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo. | |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
* Mục tiêu. - HS biết được các bước cơ bản để thực hiện một số sản phẩm mĩ thuật. * Nội dung hoạt động. - HS tham khảo các bước sử dụng màu thể hiện một số sản phẩm mĩ thuật trong SGK Mĩ thuật 3 trang 8. - HS thực hiện một số sản phẩm mĩ thuật theo hình thức vẽ màu vào bản nét một tranh dân gian có sẵn hoặc vẽ/ chép lại tranh dân gian em yêu thích. * Sản phẩm học tập. - HS vẽ được sản phẩm mĩ thuật cụ thể theo chủ đề. * Tổ chức hoạt động. - GV giới thiệu và cho HS trao đổi về màu sắc, cách vẽ màu đậm, màu nhạt, các bước sử dụng màu thể hiện trên bản nét tranh dân gian. - GV cho HS quan sát tranh dân gian và định hướng một số câu hỏi theo gợi ý các bước trong SGK Mĩ thuật 3 trang 8. + Bài tập thực hành: - Vẽ màu vào bản nét một tranh dân gian có sẵn hoặc vẽ/ chép lại tranh dân gian em thích. Kích thước do GV quy định theo điều kiện thực tế tại địa phương. - GV cho HS tham khảo một số sản phẩm mĩ thuật rong SGK Mĩ thuật 3 trang 9 hoặc sản phẩm mĩ thuật của HS do GV sưu tầm. + GV chốt. Vậy là chúng ta đã luyện tập và sáng tạo ở hoạt động 2. * Củng cố dặn dò. - Chuẩn bị tiết sau. |
- HS cảm nhận. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hành. - HS thực hành các bước trong SGK Mĩ thuật 3, Hình 1,2,3,4 trang 8. - HS thực hành. - HS tham khảo. - HS ghi nhớ. - HS lắng nghe, ghi nhớ. |
Bổ sung: ………………………………………………………………………………………
Còn tiếp, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ cả năm
Trên đây là Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Bản 2. Giáo án có sẵn bản word để tải về. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ là sự tham khảo hữu ích cho thầy cô. Chúc thầy cô có những bài soạn hay nhất, chất lượng nhất.
Xem thêm: Giải bài tập SGK lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo:
- Toán lớp 3 CTST tập 1
- Toán lớp 3 CTST tập 2
- Tiếng Việt lớp 3 CTST tập 1
- Tiếng Việt lớp 3 CTST tập 2
- Tiếng Anh lớp 3 CTST
- Đạo Đức lớp 3 CTST
- Tự nhiên xã hội lớp 3 CTST
- Tin học lớp 3 CTST
- Âm nhạc lớp 3 CTST