Giáo án lớp 3 Cánh Diều năm 2022-2023 - Đầy đủ các môn
- Giáo án Toán lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Tin học lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Giáo Dục thể chất lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Tin học lớp 3 Cánh Diều
Giáo án lớp 3 Cánh Diều - Đầy đủ các môn là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho năm học mới với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học. Mời các thầy cô cùng tải giáo án lớp 3 theo Công văn 2345 năm học 2022-2023 này về sử dụng.
Chi tiết:
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Toán lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Tin học lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Giáo Dục thể chất lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
Giáo án Toán lớp 3 Cánh Diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 1
TOÁN
Bài 01: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 – Trang 6
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, xếp thứ tự các số trong phạm vi 1 000.
- Ôn tập về ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu:
- Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: + Câu 2: - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Trả lời: + Trả lời - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, xếp thứ tự các số trong phạm vi 1 000. - Ôn tập về ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục. - Cách tiến hành: | |
Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân) a) GV cho HS quan sát câu a và trả lời miệng.
- GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Câu b, c, d GV cho HS quan sát tia số và điền kết quả vào vở. - Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu. - GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV giải thích ý nghĩa việc làm thu gom chai nhựa: Đây là kế hoạch nhỏ các bạn làm để xây dựng phong trào trong lớp. - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
a. Nêu tên bạn thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất. b. Nêu tên các bạn thu gom số lượng vỏ chai nhựa theo thứ tự từ nhiều đến ít. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3. (Làm việc chung cả lớp) - GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a. - Làm việc chung cả lớp. a. Em hãy ước lượng số con ong, số bông hoa trong hình sau:
- GV mời HS trao đổi về ước lượng số con ong, số bông hoa trong hình
b. Em hãy đếm số con ong, số bông hoa ở hình bên để kiểm tra lại. - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét tuyên dương. |
- HS quan sát mô hình và trả lời câu hỏi. + Trong hộp có 100 quả bóng, trong khay có 20 quả. Vậy số đó là 120. + Có 2 bó que tính, mỗi bó 100 que, có thêm 4 bó mỗi bó có 10 que. Vậy số đó là: 240 + Có 2 tấm mỗi tấm 100 ô vuông, có 3 cột mỗi cột 10 ô vuông, thêm 8 ô vuông nữa. Vậy số đó là: 238 + Có 5 tấm mỗi tấm 100 ô vuông, có 3 cột mỗi cột 10 ô vuông, thêm 4 ô vuông nữa. Vậy số đó là: 534 + HS khác nhận xét, bổ sung. + HS quan sát tia số và điền kết quả vào vở. + 1 HS trình bày trước lớp. + HS nhận xét, bổ sung b. 461, 475, 482, 495. c. Số liền trước của 470 là: 469. Số liền sau của số 489 là 490. d. 715 gồm 7 trăm 1 chục 5 đơn vị, ta viết 715 = 700+10+5 - 1 HS nêu đề bài. - Cả lớp lắng nghe ý nghĩa của bài toán. - HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập. + Bạn Hương thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất (165 chai) + bạn Hương (165), bạn Hải (148), bạn Xuân (112), bạn Mạnh (95). - HS đọc yêu cầu bài 3a. - Cả lớp suy nghĩ trao đổi ước lượng số con ong. HS khoanh tròn ước lượng theo cột của số con ong, số bông hoa (mỗi cột là 1 chục). - HS trao đổi: + Khoanh số con ong thành 3 cột, mỗi cột khoảng 1 chục con, vậy số con ong khoảng hơn 3 chục con. + Khoanh số bông hoa thành 3 cột, mỗi cột khoảng 1 chục bông hoa (cột 3 chỉ có 3 bông), vậy số bông hoa koangr gần 3 chục bông) - HS đếm số con ong, số bông hoa ở hình bên để kiểm tra lại: + Số con ong là: 32 con + Số bông hoa là: 23 bông - HS nhận xét, bổ sung. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4 - GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - Số ghế ghi trên phiếu xem biểu diễn ca nhạc của bố và Ngọc là 231 và 232. Em hãy chỉ dẫn giúp hai bố con tìm được ghế của mình. - GV Nhận xét, tuyên dương. |
- HS nêu yêu cầu bài 4. + Các nhóm làm việc vào phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày: + Căn cứ vào hình ta có 3 dãy ghế: Dãy 1 có số ghế hàng trăm là 2, dãy 2 có số ghế hàng trăm là 3, có số ghế hàng trăm là 4. Số thứ tự các ghế là các số liên tiếp tăng dần. + Số ghế của bố và Ngọc là 231 và 232. Vậy số ghế đó ở dãy 1, ngay cạnh hai bố con và bị che khuất. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-------------------
TOÁN
Bài 02: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1 000 (T1)
Trang 8
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập về phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1 000 gồm các dạng cơ bản về tinh nhẩm, tính viết.
- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |||||||||||||||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Số liền trước số 389 là số nào? + Câu 2: Số liền sau số 609 là số nào? + Câu 3: Số gồm 4 trăm và 5 đơn vị là số nào? + Câu 4: Số 901 và 899, số nào lớn hơn? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Số liền trước số 389 là số 388. + Số liền sau số 609 là số 610. + Số gồm 4 trăm và 5 đơn vị là số 405. + Số 901 và 899, số 901 lớn hơn - HS lắng nghe. |
||||||||||||||||||||||||
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập về phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1 000 gồm các dạng cơ bản về tinh nhẩm, tính viết. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: | |||||||||||||||||||||||||
Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân) - GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.
- GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Đặt tính rồi tính (Làm việc chung cả lớp). - GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV cho HS làm bảng con. - GV Nhận xét từng bài, tuyên dương. Bài 3. (Làm việc nhóm 4) Quyển sách có 148 trang. Minh đã đọc được 75 trang. Hỏi còn bao nhiêu trang sách Minh chưa đọc. - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV cùng HS tóm tắt: + Quyển sách: 148 trang. + Minh đã đọc: 75 trang. + Còn lại:....trang? - GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài giảng trên phiếu bài tập nhóm. - Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét tuyên dương các nhóm. - GV cho HS ghi lại bài giải vào vở. |
- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.
+ HS khác nhận xét, bổ sung. + 1 HS đọc đề bài. + HS trình bày vào bảng con. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm + 1 HS Đọc đề bài. + HS cùng tóm tắt bài toán với GV. - HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm. Giải: Số trang sách Minh chưa đọc là: 148 – 75 = 73 (trang) Đáp số: 73 trang - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - HS ghi lại bài giải vào vở. |
||||||||||||||||||||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |||||||||||||||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” về số liền trước, số liền sau trong phạm vi 100. + Số liền trước số 655 là số..... + Số liền sau số 107 là số....... + Số liền trước số 235 là số..... + Số liền sau số 806 là số....... + Số liền trước số 923 là số..... + Số liền sau số 708 là số....... - GV Nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. |
- HS chơi các nhân. + Ai nhanh, đúng được khen. + Số liền trước số 655 là số 654 + Số liền sau số 107 là số 108 + Số liền trước số 235 là số234 + Số liền sau số 806 là số 807 + Số liền trước số 923 là số 922 + Số liền sau số 708 là số 709 |
||||||||||||||||||||||||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON
Bài 01: CHÀO NĂM HỌC MỚI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,...)
- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...)
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơi miêu tả niềm vui của học sinh trong ngày khai trường)
- Phát triển năng lực văn học:
+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.
+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước. - Cách tiến hành: | |
- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS về chuẩn bị của các em với năm học mới. + Em chuẩn bị tranh phục, sách vở thể nào để đi khai giảng? + Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào? + Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm MĂNG NON + HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: - Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,...) - Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...) - Phát triển năng lực văn học: + Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. + Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường. - Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia khổ: (5 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến đi hội. + Khổ 2: Tiếp theo cho đến trên lưng. + Khổ 3: Tiếp theo cho đến như reo. + Khổ 4: Tiếp theo cho đến lớp 4. + Khổ 5: Còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: nắng mới, lá cờ, năm xưa, vào lớp, hớn hở, ôm vai, bá cổ,… - Luyện đọc câu: Sáng mùa thu trong xanh/ Em mặc quần áo mới/ Đi đón ngày khai trường/ Vui như là đi hội.// - Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. * Hoạt động 2: Đọc hiểu. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Bạn học sinh trong bài thơ đi khai giảng như thế nào? + Câu 2: Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô? + Câu 3: Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì? + Câu 4: Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới bắt đầu? - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài thơ thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường. |
- Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Bạn HS dậy sớm, mặc quân áo mới với niềm vui như là đi hội. + Gặp bạn cười hớn hở; tay bắt mặt mừng; ôm vai bá cổ; nhìn thầy cô ai cũng như trẻ lại; lá cờ bay như reo. + Các bạn vui vì thấy mình lớn lên thêm, không còn bé như lớp 1, 2 nữa. + Tiếng trống khai trường gióng giả, hình ảnh các bạn HS vai mang khăn quàng đỏ thắm vào lớp báo hiệu một năm học mới bắt đầu. - 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình. |
3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong bài thơ. + Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
Xếp các từ ngữ dưới đây bào nhóm thích hợp
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2 - GV mời đại diện nhóm trình bày. - GV mời các nhóm nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. 2. Đặt 1-2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng. - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp - GV mời HS trình bày. - GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu: + Em xếp hàng và làm lễ khai giảng cùng các bạn. + Em hát to bài hát quốc ca trong lúc chào cờ. + Sau khi kết thúc lễ khai giảng, chúng em cùng nhau trò chuyện hỏi thăm về thời gian nghỉ hè. |
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày: + Từ ngữ chỉ sự vật: quần áo, cặp sách, lá cờ + Từ ngữ chỉ hoạt động: reo, cười, đo, bay. + Từ ngữ chỉ đặc điểm: mới, trong xanh, trẻ, lớn, đỏ, tươi. - Đại diện các nhóm nhận xét. - 1-2 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu về hoạt động của em trong ngày khai giảng. - Một số HS trình bày theo kết quả của mình |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh một số lễ khai giảng năm học mới ở các nơi khác để các em hiểu biết thêm sự phong phú của lễ khai giảng.. + GV nêu câu hỏi trong lễ khai giảng ở video có gì khác với lễ khai giảng của trường mình? + Em thích nhất hoạt động nào? - Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,... - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà. |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-------------------------------------------
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều
TUẦN 1
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán hình ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và mối quan hệ trong họ hàng nội, ngoại
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai? + Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con. + Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được các thành viên thuộc họ nội, họ ngoại. + Giới thiệu được một số người thuộc họ nội và họ ngoại của em. + Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong họ hàng nội, ngoại. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1. Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Bạn An và bạn Lan đã cho xem ảnh của những ai? + Kể những người thuộc họ nội của bạn An và những người thuộc họ ngoại của bạn Lan? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. + Ông bà bố và cá anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. + Ông bà mẹ và cá anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. |
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài - Cả lớp quan sát tranh và ttrar lời 2 câu hỏi: + Bạn An đã cho xem ảnh của ông bà nội chụp cùng với bố và chị gái của bố. + Bạn Lan đã cho xem ảnh của ông bà ngoại chụp cùng với mẹ và em trai của mẹ. + Người thuộc họ nội của bạn An: ông bà nội, chị gái của bố (o hoặc bá) và Lan, Hoa. + Những người thuộc họ ngoại của bạn Lan: ông, bà, em trai của mẹ và An Bình. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả. + Hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình dưới đây: . Ai là con trai, ai là con gái của ông bà? . Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà? . Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên |
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Bố An là con trai, mẹ Lan là con gái của ông bà. + Mẹ An là con dâu, bố Lan là con rể của ông bà. + An Bình là cháu nội, Lan Hoa là cháu ngoại của ông bà. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 3. Thực hành nêu cách xưng hô của em với những người thuộc họ nội, họ ngoại. (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nêu cách xưng hô của mình với những người thuộc họ nội, họ ngoại. - Mời các nhóm trình bày. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm một số cách xưng hô tuỳ theo địa phương. VD: ở Miền trung vợ của chú gọi là mự (chú mự); ở miền Bắc, vợ của chú lại gọi là thím (chú thím),... |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày theo cách xưng hô của gia đình, địa phương mình.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV giới thiệu sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của bạn An. - Cùng trao đổi với HS về sơ đồ + GV yêu cầu HS về nhà dựa vào sơ đồ gợi ý này để vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của mình |
- HS quan sát sơ đồ. - HS cùng trao đổi về sơ đồ. - Về nhà tự làm sơ đồ theo mẫu |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được những việc làm thể hiện tình cảm , sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.
- Đưa ra được cách ứng xử thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV mời HS đưa sản phẩm đã làm (sơ đồ hộ hàng của em) đã học ở tiết trước để khởi động bài học. + GV nhận xét từng em, tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh làm đẹp, đúng - GV Nhận xét, tuyên dương chung bài về nhà. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS nộp sản phẩm. - lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Kể được một số tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại. + Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1. Tình cảm, sự gắn bó của em với họ hàng nội, ngoại. (làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nói về những việc làm thể hiện tình cảm, sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại. - Mời các nhóm trình bày. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương đồng thời nêu câu hỏi phụ chung cho cả lớp: + Em đã làm gì để bày tỏ tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng nội, ngoại? - GV nhận xét, tuyên dương.
|
- Một số học sinh trình bày. - Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày: Hình 1: Bạn Hà gọi điện hỏi thăm ông bà. Hình 2: Bạn An thăm dì bị ốm. Hình 3: Bạn Hà nhường phòng cho các em họ đến chơi nhà. Hình 4: Bạn An cùng người thân mua quà biếu ông bà. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - HS trả lời cá nhân theo kết quả mình đã làm trông cuộc sống với những người trong họ hàng nội, ngoại. |
3. Luyện tập. - Mục tiêu: Đưa ra được cách ứng xử thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 2. Em sẽ ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây. (làm việc nhóm 2) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây. - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung). - GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra. |
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. - HS thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống ở bên. + Em sẽ chạy ra khoanh tay chào hỏi bác Long, cất mũ, túi cho bác ấy và vào rót nước mời bác Long uống và cùng trò chuyện với bố. + Em sẽ không xử lý như bạn trong tranh mà em sẽ đồng ý về quê đón giao thừa cùng ông bà. Vì giây phút giao thừa là rất quan trọng nên cả nhà cần phải đoàn viên bên nhau. - Các nhóm trình bày. - 3-5 HS đọc thông điệp: Hãy yêu quý, quan tâm và giúp đỡ những người họ hàng, nội ngoại của mình các bạn nhé! |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai? + Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai? + Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai? + Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai? + Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì? - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi: + Đó là bà ngoại. + Đó là chú. + Đó là dì. + Đó là anh họ. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều
TUẦN 1
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Có cảm xúc tự hào khi nghe bài hát Quốc ca.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có cảm xúc tự hào ki nghe bài hát Quốc Ca.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV giới thiệu một số bức tranh, yêu cầu HS quan sát và chọn những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. |
- HS quan sát tranh. + HS trả lời về những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam. + Tranh 1: Bác Hồ kính yêu + Tranh 2: Múa rối nước. + Tranh 4: Chùa Một Cột. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: Nhận biết được Quốc hiệu Việt Nam. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu Việt Nam. (Làm việc chung cả lớp) - GV mời HS nêu yêu cầu. - GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan sát, đọc thầm câu chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi: + Quốc hiệu của nước ta là gì? - GV mời HS tham gia ý kiến về Quốc hiệu của Việt Nam. - GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) Hoạt động 2: Tìm hiểu Quốc kì Việt Nam. (làm việc nhóm 4). - GV mời HS nêu yêu cầu. - GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi: + Hãy tìm Quốc kì của Việt Nam trong các hình dưới đây. + Hãy mô tả Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - GV mời các nhóm trình bày. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương và kết luận: Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khung hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền cờ màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. |
- 1 HS nêu yêu cầu. - cả lớp cùng quan sát tranh và đọc nội dung câu chuyện qua tranh để tìm ra Quốc hiệu của đất nước. + Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - 3-5 HS trình bày - HS khác nhận xét, bổ sung. + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. - 1 HS nêu yêu cầu. - Các nhóm thảo luận, trao đổi và tìm ra Quốc kì Biệt Nam. - Các nhóm trình bày: + Quốc kì Việt Nam: + Trình bày mô tả Quốc kì vủa nước Việt Nam theo nhận biết của nhóm. - Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung. + HS đọc lại mô tat Quốc kì Việt Nam. |
3. Luyện tập - Mục tiêu: + Học sinh biết về bài hát Quốc ca của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Nêu được cảm xúc của mình khi nghe hát Quốc ca. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 3: Tìm hiểu Quốc ca Việt Nam. (làm cá nhân). - GV mời HS nêu yêu cầu. - GV mở bài hát “Tiến Quân ca” cho HS nghe và trả lời câu hỏi: + Quốc ca Việt Nam có tên gốc là gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác? + Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam. - GV mời HS trình bày theo hiểu biết của mình. - GV mời các nhóm nhận xét. - GV chốt nội dung, tuyên dương. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc cá nhân, lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi: + Quốc ca Việt Nam có tên gốc là bài hát Tiến quân ca. Do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. + Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam: Cảm thấy tự hào khi nghe Quốc ca. - HS trình bày - Các nhóm nhận xét nhóm bạn. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về Quốc hiệu, Quốc kì và Quốc ca Việt Nam. + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ. + GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành lèm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt. + Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ. + Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên. + Các nhóm nhận xét bình chọn - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Tin học lớp 3 Cánh Diều
CHỦ ĐỀ 2A: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
BÀI 1. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết được hằng ngày mỗi người vẫn thường xuyên tiếp nhận thông tin và dựa vào thông tin để quyết định hành động.
Nhận biết được đâu là thông tin avf đâu là quyết định trong một vài tình huống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giừ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương na strar lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
Năng lực môn tin học: Nhận diện, phân biệt được thông tin và quyết định trong cuộc sống.
3. Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên : SGK tin học 3, SGV tin học 3, trảnh ảnh liên quan đến bài học, giấy A4 để thảo luận nhóm, làm việc cá nhân.
Đối với học sinh : sgk, vbt, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi bước vào bài học mới. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS: kể về một thông tin mà khi biết được em đã rất thích thú. Em làm gì khi nhận được thông tin đó? - GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án đúng.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1. Dựa vào thông tin để quyết định a. Mục tiêu: Biết được thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của con người. b. Cách thức thực hiện : - GV lần lượt chiếu các tình huống, yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi, trả lời câu hỏi : + TH1. Nhờ đâu mà em biết phải dừng lại ? + TH2. Đâu là thông tin để mẹ quyết định vào nhà ngay ? + TH3. Khi có thông tin trán bạn An nóng hơn bình thường thì mẹ bạn An quyết định làm gì ? - GV gọi HS đứng dậy trả lời câu hỏi (mỗi tình huống gọi 1 – 2 HS). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Hằng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên tiếp nhận thông tin và dựa vào thông tin để quyết định hành động. Hoạt động 2. Dựa vào thông tin để hành động a. Mục tiêu: Thông tin giúp con người đưa ra quyết định hành động đúng đắn. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS đọc nội dung, trả lời câu hỏi: Em đồng ý với quyết định của bạn nào? Tại sao? - GV gọi HS đứng dậy trình bày (mỗi HS trả lời một bức tranh). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Khi tiếp nhận được thông tin, em cần có quyết định đúng đắn và kịp thời. Nếu quyết định hành động không đúng đắn, không kịp thời có thể dẫn đến hậu quả không tốt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b. Cách thức thực hiện : - GV chia lớp thành nhóm (4 – 6 HS), yêu cầu các nhóm đọc nội dung bài luyện tập, thảo luận, trả lời câu hỏi: Nghe dự báo thời tiết tối nay có gió mùa Đông Bắc, mẹ lấy chăn bông để sẵn trên giường cho bạn Bình. Theo em, mẹ bạn Bình đã tiếp nhận thông tin gì? Vì có thông tin đó, mẹ bạn Bình đã quyết định làm gì? - GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án đúng.
Trò chơi: « Ai nhanh, ai đúng » - GV giữ nguyên nhóm, tổ chức cho HS chơi trò chơi. - GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm, các nhóm thảo luận nhanh, ghi đáp án vào bảng và giơ lên, nhóm nào trả lời nhanh, chính xác là đội chiến thắng. Câu 1. Trên tivi dự báo hôm nay trời rét nên em mặc quần áo ấm đi học. Thông tin ở câu trên là : A. xem tivi B. Mặc quần áo ấm C. tivi dự báo hôm nay trời rét. Câu 2. Theo thời khóa biểu, hôm nay có tiết Tin học nên em lấy quyển tiên học 3 để vào cặp. Quyết định ở câu trên là: A. Xem thời khóa biểu. B. Bỏ sách tin học 3 vào cặp C. Hôm nay có tiết tin học. Câu 3. Khi cô giáo vào lớp, học sinh cả lớp đứng dậy chào cô giáo. Thông tin ở câu trên là : A. Cô giáo vào lớp B. Học sinh nhìn thấy cô C. Học sinh đứng dậy chào cô giáo. Câu 4. Con người thu nhận …… qua các giác quan như mắt, tai, mũi. A. quyết định B. thông tin C. dữ liệu Câu 5. Thông tin thay đổi thì …. cũng thay đổi theo. A. hành động B. quyết định C. lời nói - GV nhận xét, đánh giá tinh thần tham gia của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ bản thân. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hôm nay em đã tiếp nhận thông tin nào mà dựa vào đó em có hành động đúng? Em hãy nhớ lại và kể cho các bạn cùng nghe: Đó là tình huống nào? Em đã quyết định gì và dựa vào thông tin nào để quyết định như thế? - GV mời HS đứng dậy chia sẻ (mỗi HS chia sẻ 1 tình huống của bản thân). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
*Củng cố, dặn dò : - GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học - GV nhận xét quá trình học tập của HS. |
Giáo án Công nghệ lớp 3 Cánh Diều
TUẦN 1
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
- Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng được lâu bền
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Học tập và tìm hiểu công nghệ để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. - Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát “Em yêu thiên nhiên” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: Trong bài hát bạn nhỏ yêu những gì? + Vậy thiên nhiên có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Trong bài hát bạn nhỏ yêu thiên nhiên, yêu mẹ cha, yêu Bác Hồ.. + HS trả lời theo hiểu biết của mình. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1. Đối tượng thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Em hãy cho biết đâu là đối tượng tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên) và đâu là sản phẩm công nghệ (do con người tạo ra) trong các hình dưới đây. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Đối tượng tự nhiên là những đối tượng có sẵn trong tự nhiên. Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm do con người tạo ra. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày: + H1: Đối tượng tự nhiên. + H2: Sản phẩm công nghệ. + H3: Sản phẩm công nghệ. + H4: Đối tượng tự nhiên. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 2. Ai kể đúng: Em hãy cùng các bạn kể một số đối tượng tự nhiên hoặc sản phẩm công nghệ. (làm việc nhóm 4) - GV mời học sinh nêu yêu cầu. - GV yêu cầu lớp chia nhóm, thảo luận và trình vày những đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ mà em biết. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương những nhóm nêu được nhiều đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: Các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Càng ngày những sản phẩm công nghệ càng hiện đại giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. |
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Học sinh chia nhóm 4 và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Một số đối tượng tự nhiên: sông, núi, biển, dòng suối,... + Một số sản phẩn công nghệ: cặp sách, áo quần, xe cộ, cầu cống, công viên,... . - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”. - Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết. - Cách chơi: + Thời gian: 2-4 phút + Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp. + Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên những sản phẩm công nghệ mà em biết. + Hết thời gian, đội nào viết được nhiều sản phẩm, đội đó thắng. - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - GV mở rộng thêm:Em có biết: sách vở mà em đang sử dụng là cá sản phẩm công nghệ được làm từ tự nhiên như tre, gỗ,... - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV. - HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi: - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học. + GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe. - HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình. - Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: quan sát lớp học (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu. - GV phát phiếu khảo sát để HD quan sát lớp và điền thông tin. - GV mời HS trình bày trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài - HS tiến hành quan sát lớp học của mình và điền những thông tin quan sát được trong lớp để đưa vào phiếu: + Cuối lớp: có khẩu hiệu + Hai bên tường: chưa trang trí. + ... - Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 2. Quan sát, nhận xét trang trí lớp. (Làm việc nhóm 2) - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Nhận xét về ý tưởng trang trí lớp học trong các tranh dưới đây:
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. Hoạt động 3. Xây dựng ý tưởng trang trí lớp học. (Làm việc nhóm 4) - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Thảo luận và xây dựng ý tưởng trang trí lớp. - Các nhóm trình bày ý tưởng. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận và trình bày: + Tranh 1: trang trí góc sáng tạo rất đẹp, có vẽ bình hoa, các phiếu sáng tạo hình trái tim. + Tranh 2: Góc lớp cửa ra vào được bố trí đẹp, khoa học. Có bảng nội quy lớp bằng cây xanh, có chậu cây cảnh nhỏ,.. - Các nhóm nhận xét, bổ sung - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nnoms 4, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, pù hợp để đề xuất trang trí lớp. + Trồng thêm châu hoa trước cửa lớp. + Làm nội quy bằng những bông hoa đẹp. + .... - Các nhóm nhận xét, bổ sung |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng để cuối tuần cùng chung tay trang trí lớp: + Tìm tranh ảnh trang trí lớp. + Tìm thêm mộtt số cây hoa để trồng trước cửa lớp,.... - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt cuối tuần: CHUẨN BỊ TRANG TRÍ LỚP HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các dụng cụ trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh. - Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát “Trường học thân thiện” để khởi động bài học. + GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. |
- HS lắng nghe. - HS trả lời về nội dung bài hát. - HS lắng nghe. |
2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. |
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. |
3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 3. Chuẩn bị trang trí lớp học. (Làm việc theo tổ) - GV nêu yêu cầu lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ tưởng. Tổ trưởng điều hành tổ mình chuẩn bị các dụng cụ đã có sắn từ tiết học chủ đề để trang trí lớp. - GV Theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ. Tổ trưởng điều hành các tổ viện chuản bị dụng cụ để trang trí lớp: Tổ 1: trông chậu hoa nhỏ trước cửa lớp. Tổ 2: làm bảng nội quy lớp nằng cây hoa. Tổ 3: Trang trí góc sáng tạo. Tổ 4: Làm khẩu hiệu ai bên lớp - Các tổ làm việc, nếu không xong thì tuần sau tiếp tục. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tuần sau trang trí và hoàn thiện lớp học. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều
BÀI 1: NHỮNG MÀU SẮC KHÁC NHAU (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực mĩ thuật: Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:
– Biết được các màu thứ cấp và cách tạo các màu đó từ màu cơ bản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp và biết được màu thứ cấp có ở xung quanh.
– Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
– Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số NL chung và NL ngôn ngữ, khoa học… thông qua: Trao đổi, chia sẻ trong học tập; biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống; sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm… phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm…
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái… thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có các màu thứ cấp; yêu thích, tôn trọng những sáng tạo của bạn bè và người khác; chuẩn bị đồ dùng giấy màu hoặc màu vẽ để thực hành, sáng tạo…
4. Đồ dùng, thiết bị DH: màu (màu sáp hoặc màu dạ, màu goát), giấy màu, bút chì, hồ dán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phân bố nội dung mỗi tiết học
Tiết 1 |
– Nhận biết: Màu thứ cấp, cách tạo màu thứ cấp từ các cặp màu cơ bản. – Thực hành: Tạo màu thứ cấp. Vẽ hình ảnh yêu thích (lọ hoa, quả, đồ vật, con vật,…) bằng nét bút chì/màu. |
Tiết 2 |
– Nhắc lại: Nội dung tiết 1, giới thiệu nhiệm vụ tiết 2. – Thực hành: Tiếp tục vẽ màu hoặc xé, dán hoàn thành sản phẩm. |
TIẾT 1
HĐ chủ yếu của GV |
HĐ chủ yếu của HS |
Hoạt động khởi động (khoảng 3 phút) | |
Tổ chức trò chơi “Màu sắc em thích” Nội dung: Viết tên các màu đã biết, kết hợp nhắc lại màu cơ bản và gợi mở nội dung bài học. |
- Viết tên một số màu - Giới thiệu màu cơ bản có trong và giới thiệu |
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 9 phút) | |
1.1. sử dụng hình minh họa tr.5, sgk: - Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK - Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; Gv nhận xét…). - Giới thiệu các màu cơ bản và kết quả pha trộn ở mỗi cặp màu (Xem thêm gợi ý trong SGV) |
- Quan sát, thảo luận (nhóm… HS), trả lời câu hỏi. Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung. - Lắng nghe, quan sát GV giải thích/thị phạm |
1.2. Sử dụng hình ảnh tr.6, sgk: - Tổ chức HS quan sát mỗi hình 1, 2, 3 và trao đổi, chỉ ra màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh. - Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) - Giới thiệu màu thứ cấp và một số thông tin về hình 1, 2, 3 (tác giả, tác phẩm, sản phẩm, nét văn hóa ẩm thực…). - Gợi mở Hs quan sát, tìm màu thứ cấp trong lớp, trường; liên hệ với đời sống thực tiễn - Tóm tắt nội dung quan sát, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kết hợp sử dụng câu chốt trong SGK, tr.6. |
- Quan sát, trao đổi - Giới thiệu màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Chia sẻ, lắng nghe |
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 16 phút): | |
2.1. Hướng dẫn cách thực hành a. Tạo màu thứ cấp từ các màu cơ bản (tr.6, sgk). - Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa, giới thiệu cách tạo màu mỗi thứ cấp từ các màu cơ bản bằng màu sáp. - Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) - Hướng dẫn Hs trộn màu theo từng cặp màu cơ bản để tạo màu tím, màu xanh lá, màu cam |
- Quan sát - Giới thiệu cách tạo mỗi màu thứ cấp - Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung - Thực hành theo hướng dẫn của thầy/cô |
b. Tạo sản phẩm tranh bằng cách vẽ màu; xé, cắt xé dán giấy (Tr.7, Sgk) - Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa và trao đổi: Kể tên một số hình ảnh trong mỗi bức tranh? Hình ảnh nào là chính, phụ? Nêu cách vẽ màu; cách vẽ, xé, cắt dán? Mỗi bức tranh có màu thứ cấp nào? Có màu nào khác?... - Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) - Giới thiệu, hướng dẫn cách vẽ màu; vẽ, xé, cắt dán tạo bức tranh tĩnh vật có các màu thứ cấp là chính, có thể thêm màu khác. Nhấn mạnh bước vẽ hình. |
- Quan sát, trao đổi, tìm hiểu cách vẽ tranh - Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn - Lắng nghe, quan sát thầy/cô thị phạm, hướng dẫn - Có thể nêu câu hỏi, ý kiến |
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận - Giới thiệu thời lượng của bài học: Gồm 2 tiết - Giao nhiệm vụ tiết 1 cho HS: + Thực hành: Vẽ hình ảnh (hoa, quả, đồ vật… yêu thích) bằng nét. + Quan sát bạn thực hành và trao đổi/nêu câu hỏi…, chia sẻ về hình ảnh sẽ được vẽ trong tranh của mình. , hình ảnh nào vẽ trước, ở giữa bức tranh… - Gợi mở HS: Sắp xếp hình ảnh trên khổ giấy/trang vở thực hành; có thể vẽ bằng nét bút chì hoặc bút màu. - Quan sát HS thực hành, trao đổi, gợi mở: chọn, sắp xếp hình ảnh phù hợp với khổ giấy; các hình ảnh cần có to, có nhỏ… - Nếu còn thời gian, có thể gợi mở HS vẽ màu hoặc xé, cắt dán, sử dụng màu thứ cấp (màu vẽ, giấy màu) là chính. |
- Thực hành tạo sản phẩm cá nhân - Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm |
3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút): - Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, gợi mở giới thiệu: Sản phẩm có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào to, hình ảnh nào nhỏ? Thích hình vẽ của bạn nào nhất?... - GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành; gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sẽ hoàn thành sản phẩm bằng cách vẽ màu hay xé, cắt, dán?... |
- Trưng bày SP của mình - Quan sát SP của mình, của các bạn - Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, ý tưởng… |
4. Vận dụng (khoảng 2 phút): - Gợi mở HS liên hệ hình ảnh yêu thích trên sản phẩm của mình hoặc của bạn với đời sống, VD: tên loài hoa, quả, đồ vật, cách sử dụng…. ; kết hợp bồi dưỡng phẩm chất. - Nhắc Hs bảo quản sản phẩm và mang đến lớp vào tiết học tiếp theo để hoàn thành sản phẩm. - Lưu ý HS: Chuẩn bị màu hoặc giấy màu phù hợp với cách thực hành vẽ hoặc xé, cắt dán. Có thể kết hợp vẽ màu với giấy màu. |
- Chia sẻ - Lắng nghe dặn dò của thầy/cô |
Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ( nếu có)
...................................................................................................................................................
TIẾT 2
HĐ chủ yếu của GV |
HĐ chủ yếu của HS |
Hoạt động khởi động (khoảng 2 phút): Trò chơi tiếp sức: “Ai nhanh, ai đúng” | |
- Nội dung: Giới thiệu màu thứ cấp - Hình thức: Làm việc nhóm (6 thành viên/nhóm) - Chuẩn bị Một số tờ giấy (theo số lượng nhóm chơi), trên tờ giấy (A3) có sẵn 3 ô hình (tròn hoặc vuông, hình quả, lá…) và dán trên bảng. - Cách chơi: Mỗi thành viên lên vẽ một màu thứ cấp vào ô hình có sẵn (có thể không cần vẽ kín màu); thành viên khác viết tên màu vào phần bên cạnh mỗi ô hình đã vẽ màu. - Đánh giá: Nhanh, đúng 3 màu thứ cấp ở hình và tên màu. => Tổng kết trò chơi, nhắc lại kiến thức của bài học đã tìm hiểu ở tiết 1. Gợi mở nội dung tiết 2. |
- Một số nhóm tham gia chơi - Các nhóm khác/học sinh khác cỗ vũ, nhận xét. |
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 5 phút) | |
- Tổ chức HS quan sát một số sản phẩm tham khảo ở tr.8, Sgk và sản phẩm/tác phẩm sưu tầm; gợi mở HS nêu theo cảm nhân: + Hình ảnh, màu thứ cấp, màu khác có trên mỗi sản phẩm + Hình thức thực hành (vẽ; xé, cắt, dán, nặn, in). - Thực hiện đánh giá - Giới thiệu rõ hơn: hình ảnh, hình thức, chất liệu thực hành ở mỗi SP - Tổ chức HS đặt trên bàn sản phẩm đã vẽ bằng nét ở tiết 1 và gợi mở HS quan sát. Kích thích HS mang sản phẩm lên bục và giới thiệu một số hình ảnh vẽ trên sản phẩm, chia sẻ ý tưởng hoàn thành sản phẩm bằng cách nào (vẽ; cắt, xé, dán…). - Tóm tắt nội dung quan sát. Gợi mở HS: Có thể vẽ màu; có thể xé, cắt, dán hoặc kết hợp vẽ màu với xé dán để hoàn thành bức tranh đã vẽ nét ở tiết 1. |
- Quan sát, trao đổi - Giới thiệu màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Chia sẻ, lắng nghe |
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 20 phút): | |
2.1. Hướng dẫn cách thực hành - Nhắc lại cách thực hành vẽ màu; xé, cắt dán và hoàn thành tạo sản phẩm – Lưu ý HS: Dùng màu thứ cấp (màu vẽ, giấy màu) là chính và nhiều hơn màu khác. |
- Quan sát, lắng nghe - Có thể nêu câu hỏi |
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận - Giao nhiệm cho HS: + Sử dụng màu vẽ hoặc giấy màu dể hoàn thành sản phẩm đã vẽ nét ở tiết 1. Gợi mở HS: Có thể vẽ màu; có thể xé, cắt, dán hoặc kết hợp vẽ màu với xé dán; có thể vẽ, xé, dán thêm hình ảnh khác (mây, trời, ô cửa sổ…). + Quan sát bạn thực hành và trao đổi/nêu câu hỏi…, chia sẻ về cách thực hành, sử dụng màu cho mỗi hình ảnh và phần nền xung quanh… - Quan sát HS thực hành, trao đổi và có thể hướng dẫn một số thao tác, cách giữ vệ sinh hoặc hỗ trợ HS thực hành tốt hơn… |
- Thực hành: vẽ màu hoặc cát, xé, dán giấy màu để hoàn thành sản phẩm đã vẽ nét ở tiết 1. - Quan sát, trao đổi với bạn |
3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút): - Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, gợi mở giới thiệu: Cách thực hành? Hình ảnh nào có màu thứ cấp, màu khác? Thích sản phẩm của bạn nào nhất?... - Tóm tắt nhận xét chia sẻ của HS, kết quả thực hành và nội dung bài học. |
- Trưng bày SP của mình - Quan sát SP của mình, của các bạn - Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận… |
4. Vận dụng (khoảng 3 phút): - Hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh và gợi mở: nêu tên sản phẩm, giới thiệu một số hình ảnh, màu sắc... - Tóm tắt chia sẻ của HS, gợi nhắc HS: Có thể sử dụng màu thứ cấp và các màu khác để vẽ thêm bức tranh về phong cảnh, về khám chữa bệnh và các hoạt động khác trong đời sống hàng ngày. - Tổng kết bài học, hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 2. |
- Chia sẻ - Lắng nghe dặn dò của thầy/cô |
Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ( nếu có)
.................................................................................
BÀI 2: SÁNG TẠO VỚI VẬT LIỆU CÓ MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:
– Nêu được màu đậm, màu nhạt ở vật liệu sẵn có và cách tạo sản phẩm thủ công bằng cách cắt, đan, dán giấy hoặc bìa giấy…
– Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt từ vật liệu sẵn có… và tập trao đổi, chia sẻ.
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chỉ ra được màu đậm, màu nhạt trên sản phẩm của mình, của bạn và chia sẻ cảm nhận.
2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số NL chung và NL ngôn ngữ, tính toán… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; xác định độ dài, rộng của các nan giấy, khổ giấy dùng làm nan đan, khung tranh để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt...
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện: Có ý thức sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu… phù hợp với bài học; yêu thích, tôn trọng những sản phẩm thủ công do bạn bè và người khác tạo ra; giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành…
II. CHUẨN BỊ CỦA HS VÀ GV: Vật liệu sẵn có có màu đậm, màu nhạt, màu, bút chì, giấy màu….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1 |
– Nhận biết: Màu đậm, đậm vừa, nhạt qua các thẻ màu và một số vật liệu sẵn có. – Thực hành: Sử dụng vật liệu có màu đậm, màu nhạt để tạo sản phẩm bằng cách đan nong mốt |
Tiết 2 |
– Nhắc lại: Nội dung tiết 1, giới thiệu nhiệm vụ tiết 2. – Thực hành: Sử dụng vật liệu có màu đậm, màu nhạt để tạo sản phẩm khung tranh, ảnh bằng cách cắt, dán, ghép... |
TIẾT 1
HĐ chủ yếu của GV |
HĐ chủ yếu của HS |
Hoạt động khởi động (khoảng 3 phút) | |
– Sử dụng bảng màu (vòng tròn màu sắc) gồm các màu cơ bản và thứ cấp (hoặc chỉ 3 màu thứ cấp). - Kích thích HS giới thiệu màu thứ cấp, màu cơ bản và gợi mở nội dung bài học. |
- Quan sát, trao đổi, chia sẻ - Nhận xét, bổ sung trả lời, chia sẻ của bạn. |
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 8 phút) | |
1.1. Trò chơi: Tìm màu dậm, màu nhạt (tr.9, sgk): - Yêu cầu các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ nêu trong Sgk. - Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; Gv nhận xét…). - Nhận xét kết quả và thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. - Gợi nhắc HS: Màu sắc có màu đậm, màu nhạt |
- Quan sát, thảo luận nhóm, thực hiện trò chơi - Báo cáo kết quả; Nhận xét kết quả của nhóm bạn. - Nghe GV đánh giá kết quả |
1.2. Sử dụng hình ảnh tr.10, sgk: - Tổ chức HS quan sát hình 1, 2, 3 và trao đổi, trả lời câu hỏi trong Sgk. - Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…) - Giới thiệu rõ hơn mỗi sản phẩm thủ công: tên, vật liệu, màu đậm, màu nhạt và công dụng. - Gợi mở Hs quan sát, giới thiệu vật liệu sẵn màu đậm, màu nhạt có trong lớp (hoặc trong đời sống). - Giới thiệu thêm một số sản phẩm sưu tầm/có trong lớp và được tạo nên từ vật liệu có màu đậm, màu nhạt. - Tóm tắt nội dung quan sát, kết hợp sử dụng câu chốt trong SGK, tr.6. |
- Quan sát, trao đổi - Trả lời câu hỏi trong Sgk theo cảm nhận. - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Chia s |
Giáo án Âm nhạc lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Giáo Dục thể chất lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Tin học lớp 3 Cánh Diều
Trên đây là Giáo án lớp 3 Cánh Diều - Đầy đủ các môn. Giáo án có sẵn bản word để tải về. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ là sự tham khảo hữu ích cho thầy cô. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, thầy cô ấn vào nút tải về để lấy trọn bộ. Chúc thầy cô có những bài soạn hay nhất, chất lượng nhất.
Xem thêm: Giải bài tập SGK lớp 3 bộ Cánh Diều:
- Toán lớp 3 CD tập 1
- Toán lớp 3 CD tập 2
- Tiếng Việt lớp 3 CD tập 1
- Tiếng Việt lớp 3 CD tập 2
- Tiếng Anh lớp 3 CD
- Đạo Đức lớp 3 CD
- Tự nhiên xã hội lớp 3 CD
- Công nghệ lớp 3 CD
- Âm nhạc lớp 3 CD
- Tin học lớp 3 CD
- Hoạt động trải nghiệm lớp 3 CD