Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Admin
Admin 09 Tháng tư, 2018

Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 3

Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế là mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 5 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.

BÀI: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Sau bài học, HS biết:

  • Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức đã mở đầu phong trào Cần Vương (1885 - 1896).
  • Trận trọng, tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Bản đồ hành chính Việt Nam.
  • Phấn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Thời gian

Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu

Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng

Đồ dùng

4'

34’

2’

A- Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

- Thái độ của nhà Nguyễn trước việc đổi mới đất nước như thế nào?

- Hãy kể lại những điều em biết về Nguyễn Trường Tộ?

B - Bài mới:

1: Giới thiệu bài.

2. Nội dung hoạt động.

* Hoạt động 1: Người đại diện phía chủ chiến.

GV: giới thiệu bối cảnh lịch sử nước ta sau khi triều Nguyễn ký với Pháp hiệp ước Pa - tơ - nốt công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp đối với nước ta.

+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ với thực dân Pháp như thế nào?

+ ND phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp?

GV kết luận: Khi triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Trong quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hóa thành 2 bộ phận: Phái chủ chiến và phái chủ hòa.

* Hoạt động 2:Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.

- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?

- Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? Ai chỉ huy?

- Nêu diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế

- Vì sao cuộc phản công thất bại?

- Kể lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.

* Hoạt động 3:Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào cần vương.

- Sau cuộc phản công thất bại Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

- Nêu sự hiểu biết của em về phong trào Cần Vương?

- Giải nghĩa từ Cần Vương.

- GV giới thiệu cho HS tiểu sử của các nhân vật lịch sử trong phong trào Cần Vương như Phạm Bành, Đinh Công Tráng. ...

3. Củng cố, dặn dò.

- Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?

- Kể tên một số đường phố trường học, mang tên các lãnh tụ của phong trào Cần Vương?

- Về học thuộc nội dung cần ghi nhớ và trả lời tốt các câu hỏi cuối bài.

- Chuẩn bị bài 4.

* Phương pháp kiểm tra và đánh giá.

- 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét , cho điểm.

- GV nêu mục đích yêu cầu, ghi bảng, HS ghi vở.

* Phương pháp thảo luận nhóm.

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV chốt lại.

+ HS thảo luận nhóm.

* HS:

- Phân biệt sự khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa.

- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp.

- Nhóm trưởng hướng dẫn nhóm mình thảo luận.

- 3 HS đại diện các nhóm trình bày dưới sự tổ chức của HS.

- GV nêu sơ lược về vua Hàm nghi.

- Hỏi đáp

- Bản đồ hành chính VN

*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm

Giáo án mới nhất