Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 19: Nước nhà bị chia cắt
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 19
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 19: Nước nhà bị chia cắt là mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 5 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.
BÀI: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. MỤC TIÊU:
- Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ - Diệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ giao thông, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời gian |
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu |
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng |
Đồ dùng |
5'
33’
2’ |
A. Kiểm tra bài cũ: - "Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ, nên thêu sử vàng" Em hãy cho biết chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? - Hãy thống kê 5 sự kiện tiêu biểu nhất trong chín năm chống Pháp? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung hoạt động. * Hoạt động 1: Nội dung hiệp định giơ-ne- vơ. - Tại sao có hiệp định giơ – ne- vơ? - Nội dung cơ bản của hiệp định giơ- ne- vơ? -Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta? * Hoạt động 2: Vì sao nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc? - Nêu tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ? - Mĩ có âm mưu gì? - Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại hiệp định giơ- ne- vơ? - Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây họa gì cho dân tộc ta? - Muốn xóa bỏ nỗi đau chia cắt dân tộc ta phải làm gì? 3. Củng cố, dặn dò. - Tại sao sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt? - Về học thuộc bài, chuẩn bị tốt bài sau: Bến Tre đồng khởi. - Sưu tầm tranh ảnh, bài hát về Bến Tre. |
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá. - 2 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm.
- GV nêu mục đích yêu cầu, ghi bảng, HS ghi vở. * Phương pháp thảo luận nhóm. - 1 HS đọc đoạn đầu SGK và phần chú giải. - Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào vở nháp. - Đại diện các nhóm lên trình bày * Phương pháp thảo luận nhóm. - GV yêu cầu HS đọc SGK, phần chú giải, trao đổi trả lời câu hỏi. - GV gợi ý để các nhóm hoàn thành công việc và ghi nhanh vào giấy nháp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, có bổ sung.
- Gv nhận xét và bổ sung những ý trong bài chưa phát hiện ra. - GV chỉ vị trí sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, sông Gianh.
|
Phấn màu
Bản đồ
|