Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo

Admin
Admin 10 Tháng tư, 2018

Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 12

Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo là mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 5 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.

BÀI: VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

  • Tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc" ở nước ta sau Cách mạng thàng Tám 1945.
  • Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc" đó như thế nào?

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Hình trong SGK.
  • Phấn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Thời gian

Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu

Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng

Đồ dùng

5'

33’

A- Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ 1858 – 1945?

- Cách mạng tháng Tám đem lại điều gì cho dân tộc ta?

B - Bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. Nội dung hoạt động.

* Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng tám .

- Vì sao nói: ngay sau CM tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Em hiểu thế nào là ngàn cân treo sợi tóc?

- Sau ngày độc lập ở nước ta có những kẻ thù ngoại xâm nào? Âm mưu của chúng là gì?

- Bên cạnh sự đe dọa của giặc ngoại xâm, nhân dân ta còn gặp thứ giặc nào nữa?

- Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là giặc?

- Hai thứ giặc này không nguy hiểm bằng giặc ngoại xâm nhưng không chống được nó thì điều gì sẽ sảy ra?

=> Gv kết luận:...

* Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.

- Hình chụp cảnh gì?

- Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?

- Không khí bình dân học vụ được thể hiện ra sao?

- Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống "giặc đói" như thế nào?

- Để có thời gian chuẩn bị KC lâu dài, ta đã thực hiện biện pháp gì?

* Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”

- Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân ta đã làm được những việc phi thường, hiện thực ấy chứng tỏ điều gì?

- Qua được tình thế hiểm nghèo, nhân dân nghĩ về chính phủ về Bác Hồ ra sao?

- Nêu ý nghĩa của việc vượt qua tình thế "nghìn cân treo sợi tóc"?

3. Củng cố, dặn dò.

- Ngày nay đảng ta lãnh đạo nhân dân phấn đấu xây dựng cuộc sống như thế nào?

- Em đã làm gì để góp phần vào sự nghịêp ấy?

- Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài 13.

* Phương pháp kiểm tra và đánh giá.

- 4 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét , cho điểm.

- GV nêu mục đích yêu cầu, ghi bảng, HS ghi vở.

* Phương pháp thảo luận nhóm.

- HS đọc bài và phần chú giải, thảo luận trả lời câu hỏi gợi ý của GV

- GV nhận xét rút ra kết luận.

* Phương pháp quan sát, trao đổi.

- HS quan sát H.2,3 SGK, trả lời câu hỏi của GV.

- HS đọc sách và ghi lại các việc mà Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo ND làm để chống giặc đói, giăc dốt

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, có bổ sung.

- Chia nhóm, giao nội dung thảo luận tìm ra ý nghĩa của bài học.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- GV chốt và ghi bảng.

- GV cho HS xem ảnh tư liệu cảnh chết đói năm 1945 (nếu có) và nêu:

- Nhận xét về tội ác của chế độ thực dân trước Cách mạng.

- Sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ với nhân dân.

- GV đọc cho HS nghe và chép lời kêu gọi của Bác gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói nạn thất học.

Phấn màu

Ảnh

tư liệu số 1 SGK

Ảnh

tư liệu trong SGK


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm