Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) (tiết 1)

Admin
Admin 22 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) (tiết 1) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản

  • Tình hình Việt Nam những năm 1939-1945
  • Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng trong thời kì 1939-1945 - “Hội nghị t11/1939”
  • Các cuộc khởi nghĩa Nam Kì, Bắc Sơn, binh biến Đô Lương (ý nghĩa, nguyên nhân thất bại)

2/ Tư tưởng:

  • Bồi dưỡng niềm tinh vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, ý thức độc lập, tự do dân tộc
  • Niềm biết ơn và tự hào về tinh thần anh dũng, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng (Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập ...)

3/ Kĩ năng:

  • Phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
  • Xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản

II. Tư liệu và đồ dùng dạy học

Bản đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương

III. Hoạt động dạy và học.

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

  • Trình bày một trong những phong trào (hình thức đấu tranh) trong thời kì 1936-1939. Nêu nhận xét về quy mô, hình thức và lực lượng tham gia của phong trào dân chủ 1936-1939.
  • Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phong trào 1936-1939

3/ Dẫn nhập vào bài mới:

4/ Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung học sinh cần nắm

Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân.

- GV: Sự thay đổi tình hình thế giới và ở Pháp đã tác động thế nào đến chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam?

HS: trả lời

- GV: Thủ đoạn và hành động của Nhật khi vào Việt Nam. Vì sao giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp?

- HS: trả lời.

- GV: Chính sách kinh tế của Pháp-Nhật đối với Việt Nam, trong chiến tranh. Tác động của chính sách này đối với kinh tế, xã hội Việt Nam như thế nào?

- Hs dựa vào sgk trả lời

- Giáo viên trích câu dẫn: “cả nước Việt Nam như một đồng cỏ khô, chỉ một tàn lửa nhỏ rơi vào sẽ bùng lên một đám cháy lớn thiêu cháy bè lũ cướp nước và tay sai”

Hoạt động 2: cả lớp – cá nhân.

- GV: Chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng trong thời kì 1939-1941 là gì. So với thời kì 9136-1939 có gì khác? Vì sao có sự khác biệt đó?

- Hs trả lời

- GV nhận xét chốt

I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945.

1/ Tình hình chính trị.

- Chiến tranh thế giới hai bùng nổ, chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi:

+ tăng cường đàn áp CM.

+ Vơ vét sức ngườ sức của.

- 9-1940: Nhật vượt biên giới Việt-Trung vào Đông Dương (Việt Nam). TD Pháp đầu hàng cấu kết với Nhật bóc lột nhân dân ta.

- 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, xuất hiện tình thế cách mạng ở Việt Nam.

2/ Tình hình kinh tế – xã hội.

- Khi chiến tranh bùng nổ Pháp ra sức vơ vét sức người sớc của để phục vụ CT.

- Khi Nhật vào Đông Dương: Pháp-Nhật câu kết để vơ vét, bóc lột nhân dân ta

+ Đẩy nhân dân vào cảnh cùng cực. Nạn đói cuối 1944 đầu năm 1945 làm cho hơn 2 triệu người chết đói

+ Mâu thuẫn dân tộc càng gay gắt.

II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945.

1/ Hội nghị BCH Trung ương ĐCSĐD 11/1939.

+ 11-1939: Hội nghị TW VI tại Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định)

+ Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng. Đánh đổ đế quốc-tay sai, giành độc lập dân tộc.

=> Hội nghị TW VI đánh dấu sự mở đầu cho việc thay đổi chủ trương đấu tranh của Đảng

2/ Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới (GT)

5/ Sơ kết tiết học:

a) Củng cố: Học sinh trình bày những nội dung của hội nghị TW 11/39. So sánh với thời kỳ 1936-1939.

Nét chính các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ & binh biến Đô Lương. Ý nghĩa, nguyên nhân thất bại và những bài học kinh nghiệm.

b) Dặn dò: Học sinh chuẩn bị nội dung mục 2 “Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”

(Hội nghị TW VIII, xây dưng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ cách mạng).


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm