Giáo án Lịch sử 10 bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Admin
Admin 05 Tháng ba, 2018

Giáo án Lịch sử lớp 10

Giáo án Lịch sử 10 bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước với nội dung được đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm biên soạn chi tiết nhằm cung cấp kiến thức để học sinh biết nước ta có một lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua rất nhiều biến động, thăng trầm. Để soạn giáo án Lịch sử 10 tốt hơn, mời các bạn cùng tải bài giáo án điện tử mẫu môn lịch sử lớp 10 bài Quá trình dựng nước và giữ nước dưới đây.

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Giáo án Lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Giáo án Lịch sử 10 bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Bài 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu

  • Nước Việt Nam có một lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua rất nhiều biến động, thăng trầm.
  • Trong quá trình tồn tại, nhân dân Việt Nam đã từng bước hợp nhất, đoàn kết lại, xây dựng cho mình một quốc gia thống nhất có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng và phát triển, có nền văn hóa tươi đẹp với bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của thế hệ nối tiếp.
  • Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí, chung sức đồng lòng tiến hành hàng loạt cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập của tổ quốc.

2. Tư tưởng, tình cảm:

  • Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
  • Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh

II. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :

1. Giáo viên:

  • Bản đồ Việt Nam
  • Tranh ảnh minh họa

2. Học sinh:

- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

  • So sánh tình hình nước ta ở nửa đầu thế kỷ XIX với thế kỷ XVIII.
  • Những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời nguyễn là gì?
  • Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỷ XIX? So sánh với các triều đại trước và phân tích ý nghĩa của nó.

2. Giảng bài mới:

a. Mở bài: Kể từ buổi bình minh của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc cho đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc ta đã trải qua quá trình lao động và chiến đấu gian khổ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

b. Các bước thực hiện bài giảng:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm