Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 9: Tự lập
Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 9: Tự lập được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn GDCD lớp 8 theo CV 5512
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự lập.
- Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập.
- Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
3. Thái độ:
- Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
4. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, một số mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ.
Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động |
- Dạy học nghiên cứu tình huống. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi |
D. Hoạt động vận dụng |
- Dạy học dự án |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Khởi động
- Vào bài. GV dẫn dắt vào bài bằng một số tấm gương sáng về lối sống tự lập
HĐ2: Hình thành kiến thức
PP, KTDH: Thảo luận nhóm, nêu gương, nêu vấn đề
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng hay 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: ? Việc mà em cảm thấy mình đã thành công nhất là gì? Điều gì đã giúp em có được sự thành công đó? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề 1. Mục tiêu: Học sinh nhận ra những biểu hiện của tính tự lập qua tấm gương về Bác 2. Phương thức thực hiện: thảo luận nhóm 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức cho học sinh đọc phân vai nội dung phần đặt vấn đề. Một HS đọc lời dẫn Một HS vai Bác Hồ Một HS vai anh Lê ? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng? ? Em có suy nghĩ và nhận xét gì về những hành động của anh Lê? ? Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên? ? Qua đây em rút ra được bài học gì cho bản thân? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Trao đổi nhóm - Giáo viên: quan sát, ... - Dự kiến sản phẩm: + Bác có lòng yêu nước - Có lòng quyết tâm, tin vào sức lực của mình tự nuôi sống mình bằng hai bàn tay trắng. + Anh Lê là người yêu nước - Vì quá phiêu lưu mạo hiểm anh không đủ can đảm đi cùng Bác + Bác là người không sợ khó khăn, gian khổ, có ý chí tự lập cao. + Phải quyết tâm không ngại khó khăn, có ý chí tự lập trong học tập và rèn luyện. HĐ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề 1. Mục tiêu: Học sinh nhận thấy được vai trò của tính tự lập, bước đầu biết được cách rèn luyện tính tự lập 2. Phương thức thực hiện: cá nhân, thảo luận nhóm, 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ ? Thế nào là tự lập ? Lấy ví dụ xung quanh chúng ta ở lớp ở trường những tấm gương tự lập ? Nêu những việc làm của bản thể hiện tính tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. ? Chỉ ra những biểu hiện của tính tự lập hoặc không tự lập. ? Theo em, Vì sao chúng ta phải tự lập và làm thế nào để rèn luyện tính tự lập. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: + Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống, không trông chờ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
+ Biểu hiện tính tự lập - Tự tin, bản lĩnh, vượt khó khăn, gian khổ, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ. - Chưa tự lập: Nhút nhát, lo sợ, ngại khó, ỷ lại dựa dẫm, phụ thuộc người khác. + Gặt hái được nhiều thành công - Được mọi người kính trọng và nể phục + Cần rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong công việc và sinh hoạt hàng ngày *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 3. Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập. 2. Phương thức thực hiện: cá nhân, nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: vở 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: tự đánh giá, gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1, 2, 3…) *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên ? Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính này? - Học sinh tiếp nhận… *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: - Há miệng chờ sung - Có công mài sắt có ngày nên kim - Muốn ăn thì lăn vào bếp - Đói thì đầu gối phải bò * Ca dao - Con mèo nằm bếp co ro Ít ăn nên mới ít lo ít làm *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả Bài 2 *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ HS làm bài tập 2/SGK - Học sinh tiếp nhận… *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, bổ sung và cho điểm những ý kiến đúng Bài 5: - GV cho học sinh làm bài tập 5/SGK - GV phát phiếu có mẫu cho HS cả lớp điền vào kế hoạch. GV thu phiếu, nhận xét, đánh giá một số phiếu làm tốt và rút kinh nghiệm cho những phiếu còn hạn chế 4. Hoạt động vận dụng (02 phút) 1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. 2. Phương thức thực hiện: dự án 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập và những thay đổi tích cực của bản thân. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Báo cáo kq sau khi rèn luyện. 5. Tiến trình hoạt động GV nêu nhiệm vụ: Tự lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập trong học tập, trong sinh hoạt cho bản thân rồi thực hiện. Cuối kì sẽ tự đánh giá về việc thực hiện kế hoạch của mình trước lớp. HS: tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút) 1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học 2. Phương thức thực hiện: Về nhà tìm hiểu rồi kể cho bạn bè nghe 3. Sản phẩm hoạt động: những câu chuyện về tấm gương sống tự lập. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: 5. Tiến trình hoạt động GV nêu nhiệm vụ: Tìm hiểu về những tấm gương sống tự lập trong cuộc sống và đã thành công. Từ đó em tự rút ra bài học cho bản thân. HS: tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện. |
I. Đặt vấn đề:
II. Nội dung bài học: 1. Tự lập: - Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
2. Biểu hiện: - Tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý trí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống ... 3. Ý nghĩa: Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân. - Giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
III. Bài tập: Bài 1: Bài tập 2 SGK/26. - Đáp án là: c Bài 5: |
Giáo án môn GDCD lớp 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là tự lập.
- Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập.
- Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
2. Kĩ năng: Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
3. Thái độ:Thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK, phiếu học tập.
2. HS: Soạn bài
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư? Nơi em đang ở có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
Đáp án:
Xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú như giữ gìn an ninh, vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường, xây dựng tình đoàn kết xóm làng, bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề. - GV gọi HS đọc nội dung phần đặt vấn đề? * Hoạt động nhóm. - GV nêu vấn đề: + Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù chỉ với hai bàn tay không? + Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê ? + Em có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện trên? - Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét-> GV nhận xét. + CH: Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội? + CH: Bản thân em đã tự lập trong những việc nào? * Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu nội dung bài học. + CH: Em hiểu thế nào là tự lập? + CH: Nêu những biểu hiện của tính tự lập? + CH: Tự lập giúp ích cho con người điều gì? + CH: Là HS chúng ta cần rèn luyện tính tự lập như thế nào? * Hoạt động 3. HDHS luyện tập. + CH: Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? giải thích vì sao? -> HS trả lời -> HS nhận xét, bổ sung-> GV nhận xét. + CH: Em hãy kể một tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó mà em biết? + CH: Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động của lớp, của trường và trong sinh hoạt hàng ngày theo bảng có trong bài tập 5. |
I. Đặt vấn đề. - Bác là người có sẵn lòng yêu nước. - Bác có quyết tâm, niềm tin vào chính mình. - Anh Lê là người yêu nước nhưng không đủ cam đảm để đi cùng Bác -> Việc Bác ra đi tìm đường cứu nước, dù chỉ với hai bàn tay không, thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ, tự lập cao của Bác. II. Nội dung bài học. 1. Tự lập là gì? - Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình. 2. Biểu hiện của tính tự lập. - Tự tin. - Có bản lĩnh. - Vượt khó khăn gian khổ. - Có ý chí phấn đấu, kiên trì, bền bỉ. 3. Ý nghĩa của tính tự lập. - Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. - Được mọi người kính trọng. 4. Học sinh cần làm gì để có tính tự lập. - Rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ. - Trong học tập, công việc, sinh hoạt hàng ngày. III. Luyện tập. 1. Bài tập 2. - Ý kiến đúng: c, d, đ, e. - Ý kiến sai: a, b. 2. Bài tập 4 3. Bài tập 5. |
4. Củng cố:
CH: Hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân em?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập 3.
- Đọc trước bài lao động tự giác và sáng tạo.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 9: Tự lập theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.