Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 2)
Giáo án môn GDCD lớp 6
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 9: Tế nhị - Lịch sự
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.
2. Kĩ năng: HS biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.
3. Thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Xử lí tình huống
- Tổ chức sắm vai, trò chơi.
C. Tư liệu, phương tiện:
- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
- Xem trước nội dung bài học.
D. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác của em?
3. Giới thiệu baìo mới.
Chúng ta tiếp tìm hiểu bài 10 để tìm hiểu xem tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể có tác dụng và ý nghĩa như thế nào…
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động dạy và học | Kiến thức cơ bản cần đạt |
Hoạt động 1 Tìm những biểu hiện thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Gv chia lớp 4 nhóm thảo luận theo những nội dung sau: 1. Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một số nội dung của hoạt động tập thể?
2. Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số nội dung về hoạt động xã hội?
3. Khi được lớp trưởng phân công phụ trách tập văn nghệ cho lớp em sẽ làm gì?
Hoạt động 2 Tìm hiểu lợi ích của tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể. GV nêu các câu hỏi: 1. Tích cực, tự giác mang lại những lợi ích gì?
2. Hãy kể những việc thể hiện tính tích cực, tự giác và kết quả của công việc đó?
Hoạt động 3 Luyện tập. Hướng dẫn HS làm bài tập b, c, d, đ sgk/31 Bài tập 1,2,3 sbt/29 Tổ chức trò chơi "đố tài". - Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch bản, tạo tình huống (Tích cực và chưa tích cực, tự giác) rồi đố các nhóm khác. + Từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, giải quyết. | II. Nội dung bài học ( Tiếp)
- Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,.… tổ chức. + Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao... - Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức. + Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác.... - HS tự trình bày ý kiến
3. Lợi ích của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. - Được mọi người tôn trọng, quý mến.
III. Bài tập – luyện tập (tiếp)
- Bài tập SGK + Sách bài tập.
- HS tự thực hiện – GV hướng dẫn và bổ sung, nhận xét. |
5. Củng cố - Dặn dò:
- Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
- Học bài, làm bài tập SGK
- xem trước bài 11, đọc tìm hiểu truyện trong SGK
- Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến chủ đề bài học 11.