Giáo án Địa lý 4 bài 20: Đồng bằng Nam Bộ
Giáo án Địa lý lớp 4
Giáo án Địa lý 4 bài 20: Đồng bằng Nam Bộ được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm nhằm giúp quý thầy cô hướng dẫn học sinh hiểu được đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng châu thổ lớn nhất của cả nước, là nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
BÀI 20: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
HS biết đồng bằng Nam Bộ:
- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất của cả nước.
- Là nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
2. Kĩ năng:
- HS chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau trên bản đồ Việt Nam.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- Xác định mối quan hệ giữa khí hậu biển hồ với sông ngòi, sông ngòi với đất đai ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ:
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động: a. Bài cũ: Thành phố Hải Phòng.
b. Bài mới: Giới thiệu: Ở phía Nam nước ta có một đồng bằng rộng lớn. Đó là đồng bằng Nam Bộ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đồng bằng này xem nó có gì giống & khác với đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân GV hỏi:
GV: Nhờ có Biển Hồ ở Căm – pu – chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hoà. Nước lũ dâng cao từ tư (không lên nhanh và dữ dội như sông Hồng), ít gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông ngăn lũ. Mùa lũ là mủa người dân được lợi về đánh bắt cá. Nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất và làm đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa. GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ. Củng cố
Dặn dò:
|
HS trả lời HS nhận xét HS trả lời câu hỏi. HS nêu. Các nhóm trao đổi theo gợi ý của SGK Đại diện nhóm trình bày kết quả, chỉ vị trí các sông lờn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp...) trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam HS giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang và Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long. HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân để trả lơi câu hỏi. HS trả lời các câu hỏi HS so sánh. |