Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 6: Kính già, yêu trẻ - Tiết 2

Admin
Admin 08 Tháng ba, 2018

Giáo án môn Đạo đức lớp 5

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 6: Kính già, yêu trẻ - Tiết 2 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Đạo đức 5 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài: Thực hành giữa học kì 1

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 6: Kính già, yêu trẻ - Tiết 1

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 7: Tôn trọng phụ nữ - Tiết 1

I. Mục tiêu cần đạt:

  • HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
  • Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
  • Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
  • Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

II. Giáo dục kĩ năng sống

  • Kĩ năng tư duy phê phán
  • Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ con.
  • Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

Thảo luận nhóm; xử lí tình huống; đóng vai.

IV. Phương tiện dạy – học:

1/ GV:

  • Một số tranh ảnh để đóng vai.
  • Phiếu bài tập dành cho HS.

2/ HS: Dụng cụ học tập.

V. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Vì sao chúng ta cần phải biết kính trọng và giúp đỡ người già?

- Nhận xét

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

b) Các hoạt động

Hoạt động 1: Đóng vai (BT2, SGK)

* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.

* Cách tiến hành:

- GV chia nhóm và phân công đóng vai xử lí các tình huống trong bài tập 2.

*GV kết luận:

+ Tình huống a: Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình của em. Nếu nhà em ở gần, em có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.

+ Tình huống b: Hướng dẫn các em chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.

+ Tình huống c: Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết em trả lời cụ một cách lễ phép.

Hoạt động 2: Làm BT3- 4, SGK

* Mục tiêu: HS biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già.

* Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập 3- 4.

* GV kết luận:

- Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng năm.

- Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.

- Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi.

Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống "Kính già, yêu trẻ" của địa phương, của dân tộc ta.

* Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc người già, trẻ em.

* Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.

- Gv kết luận:

4. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét

- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

- Nhận xét tiết học

- Báo cáo sĩ số

- Hát vui.

- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.

- Vài HS nhận xét.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai các tình huống.

- Hai nhóm đại diện lên thể hiện.

- Các nhóm khác thảo luận, nhận xét.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Từng nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Nêu nội dung bài học

- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!