Giáo án Công nghệ 7 bài 23: Làm đất gieo ươm cây trồng theo CV 5512

Admin
Admin 08 Tháng mười một, 2021

TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 7 bài 23: Làm đất gieo ươm cây trồng là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được:

- Hiểu được các điều kiện khi lập vườn gieo ươm.

- Hiểu được các công việc cơ bản trong quá trình làm đất khai hoang

- Hiểu được cách cải tạo nền đất để gieo ươm cây rừng.

2. Kĩ năng: Rèn luyện ý thức, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

3. Thái độ: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất

4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

II. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 23, phóng to sơ đồ hình 26 SGK

- HS: Đọc SGK xem tranh hình vẽ SGK.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

A. Hoạt động khởi động : 5’

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

Phương thức: Hđ cá nhân.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Kiểm tra, đánh giá:

Hs đánh giá

Gv đánh giá

Tiến trình

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?

Câu 2: Em hãy nêu nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới?

HS lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

C1: - Làm sạch môi trường không khí hấp thụ các loại khí độc hại, bụi không khí.

- Phòng hộ: Chắn gió, cố định cát ven biển, hạn chế tốc độ dòng chảy và chống xoáy mòn đất đồi núi, chống lũ lụt.

- Cung cấp lâm sản cho gia đình, công sở giao thông, công cụ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu.

- Nguyên liệu khoa học, sinh hoạt văn hóa. Bảo tồn các hệ thống sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động, thực vật, di tích lịch sử, tham quan dưỡng bệnh.

C2: - Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.

-Trồng rừng phòng hộ: đầu nguồn, ven biển.....

-Trồng rừng đặc dụng: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên....

*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng

*Đánh giá kết quả:

-Hs nhận xét, bổ sung

GV đánh giá cho điểm.

GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Để thực hiện được nhiệm vụ trồng rừng điều quan trọng là phải tạo được nhiều cây giống. Muốn có nhiều cây giống phải có vườn ươm. Vậy chọn địa điểm làm vườn ươm phải như thế nào và làm đất gieo ươm như thế nào. Bài hôm nay chúng ta đi giải quyết vấn đề này

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

1. Tìm hiểu cách lập vườn ươm cây rừng.: 15’

1. Mục tiêu:  Hiểu được các điều kiện khi lập vườn gieo ươm.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

C1: Vườn gieo ươm là nơi dùng để làm gì?

C2: Để thực hiện nhiệm vụ của vườn ươm ta cần chọn nơi đặt vườn gieo ươm cần có những điều kiện gì? Vì sao?

C3: Vườn ươm đặt ở nơi đất sét có được không tại sao?

-HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm:

-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

Dự kiến trả lời:

C1: Vườn gieo ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây rừng.

C2: Đk lập vườn gieo ươm:

+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.

+ Độ PH từ 6 đến 7 (Trung tính, ít chua).

+ Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2- 4o).

+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

C3: (Không vì chặt rễ, bị ngập úng khi mưa…).

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

GV: Cho học sinh quan sát hình 5 giới thiệu các khu vực trong vườn gieo ươm.

GV mở rộng: Xác định địa điểm vườn ươm cần thỏa mãn 2 điều kiện:

+Điều kiện tự nhiên tốt đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

+Điều kiện kinh tế: giảm công vận chuyển nước tưới và vận chuyển cây con đến nơi trồng rừng.

GV: Giảng giải các giải pháp bảo vệ xung quanh vườn gieo ươm (Trồng xen cây phân xanh, dứa dại, dây thép gai…).

GV: Theo em xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn phá hoại?

2. Tìm hiểu cách làm đất gieo ươm cây rừng: 15’

1. Mục tiêu: Hiểu được các công việc cơ bản trong quá trình làm đất khai hoang

Hiểu được cách cải tạo nền đất để gieo ươm cây rừng.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi:

Nêu quy trình kỹ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp?

-HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:

Dự kiến trả lời:

- Dọn cây dại và làm đất tơi xốp

- Cày sâu bừa kĩ khử chua diệt ổ sâu bệnh

- Đập và san phẳng

- Đất tơi xốp

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

GV: Nhắc học sinh chú ý về an toàn lao động khi tiếp xúc với công cụ hoá chất…

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi:

Có mấy cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng? Nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng?

-HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:

-GV: Cho HS quan sát H36 SGK

Dự kiến trả lời:

Có 2 cách: là lên luống hoặc tạo bầu đất

Luống đất:

- Kích thước: Rộng 0,8- 1m, cao 0,15-0,2m, dài 10-15m.

- Bón phân lót: Hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ.

- Hướng luống: Nam – Bắc.

Bầu đất.

- Vỏ bầu hình ống hở hai đầu làm bằng nilông sẫm màu.

- Ruột bầu chứa 80-89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ và 20% phân lân.

- Dọn cây dại và làm đất tơi xốp

- Cày sâu bừa kĩ khử chua diệt ổ sâu bệnh

- Đập và san phẳng

- Đất tơi xốp

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng

Gv hỏi yêu cầu hs trả lời nhanh

? Vì sao phải chọn hướng Bắc Nam?

HS: Vì cây con nhận đủ ánh sáng

? Vỏ bầu có thể làm bằng những nguyên liệu nào?

I. Lập vườn ươm cây rừng.

1. Điều kiện lập vườn gieo ươm.

- 4 yêu cầu để lập một vườn gieo ươm.

 

+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.

+ Độ PH từ 6 đến 7 (Trung tính, ít chua).

+ Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2- 4o).

+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

 

 

 

 

 

 

II. Làm đất gieo ươm cây rừng.

1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp thao quy trình kỹ thuật.

 

 

- Dọn cây dại và làm đất tơi xốp

- Cày sâu bừa kĩ khử chua diệt ổ sâu bệnh

- Đập và san phẳng

- Đất tơi xốp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

a) Luống đất:

- Kích thước: Rộng 0,8- 1m, cao 0,15-0,2m, dài 10-15m.

- Bón phân lót: Hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ.

- Hướng luống: Nam – Bắc.

b) Bầu đất.

- Vỏ bầu hình ống hở hai đầu làm bằng nilông sẫm màu.

- Ruột bầu chứa 80-89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ và 20% phân lân.

C. Hoạt động luyện tập: 3’

1. Mục tiêu: nắm vững kiến thức để làm bài tập

2. Phương thức: Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi: Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

-HS: hệ thống lại kiến thức

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức:

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. Hoạt động vận dụng: 5’

1. Mục tiêu: nắm vững kĩ thuật làm đất gieo ươm cây rừng để vận dụng vào thực tiễn.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra bài tập: Nhà em có một khu đất bằng phẳng có kích thước mỗi chiều 60 cm. Hãy thiết kế vườn ươm cây rừng sao cho cây sinh trưởng tốt nhất

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân:

*Báo cáo kết quả:

- HS lên bảng làm bài

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được quy trình gieo ươm cây rừng.

2. Kĩ năng: Làm việc sách giáo khoa và thảo luận nhóm, liên hệ kiến thức vào thực tế.

3. Thái độ: Tham gia tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và môi trường sinh thái.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Thường xuyên bảo vệ rừng và trồng rừng để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sơ đồ 5/58 , Hình 36 SGK phóng to.

2. Học sinh: Học bài cũ, coi trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

7a6

……………..

…………………………………………………………..

2. Kiểm tra 15’:

Câu 1. Nêu các vai trò của rừng và trồng rừng.

Câu 2. Nêu các nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta. Địa phương em nên trồng loại rừng nào?

Đáp án:

Câu 1 (5,0đ):

  • Bảo vệ môi trường, làm sạch không khí.
  • Phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước.
  • Phục vụ nhu cầu văn hoá, xã hội, nghiên cứu khoa học.

Câu 2.

  • Nhiệm vụ trồng rừng (1,0đ): Trồng rừng để phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.
  • Có 3 loại rừng (3,0đ):
    • Trồng rừng phòng hộ.
    • Trồng rừng sản xuất.
    • Trồng rừng đặc dụng.
  • Ở địa phương ta nên trồng rừng sản xuất là tốt nhất (1,0đ).

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Để có cây con tốt đem trồng cần có kế hoạch gieo ươm thật khoa học. Vậy, cách lập vườn gieo ươm ra sao? Kĩ thuật gieo ươm như thế nào?

b. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách lập vườn gieo ươm cây rừng.

- GV hỏi: Nhiệm vụ của vườn ươm là gì?

 

- GV hỏi: Chọn nơi đặt vườn ươm thỏa mãn những yêu cầu như thế nào? Vì sao?

- GV hỏi: Nếu đất có độ chua nhiều, đất thịt ta phải làm thế nào để đạt yêu cầu gieo trồng?

 

- HS: Vườn ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây rừng.

- HS: Thảo luận nhóm, lựa chọn và trả lời câu hỏi của GV.

 

- HS: Phải cải tạo đất.

 

 

I. Lập vườn ươm gieo cây rừng.

1. Điều kiện lập vườn ươm gieo:

- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không sâu bệnh hại.

- Đất có độ pH từ 6 – 7

- Mặt đất bằng hay hơi dốc.

- Gần nguồn nước và nơi trồng cây rừng.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về việc làm đất gieo ươm cây rừng.

- GV: Giới thiệu một số đặc điểm của đất lâm nghiệp.

- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm cho biết các quy trình và kỹ thuật làm đất vườn ươm.

- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 36a, cho biết:

1. Những kích thước của luống đất?

 

2. Tại sao lại chọn hướng luống theo hướng Bắc – Nam?

 

3. Hỗn hợp phân bón lót gồm những thành phần nào?

-GV: Yêu cầu HS quan sát hình 36b và nêu hình dạng, kích thước, thành phần của bầu đất như thế nào?

-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

 

-HS: Thảo luận nhóm và trả lời các quy trình thực hiện làm đất gieo ươm cây rừng.

-HS: Suy nghĩ và trả lời:

 

1. Luống cao 0,15–0,2m; rộng 0,8–1m; dài 10–15m; luống cách luống 0,5m.

2. Lên luống theo hướng Bắc–Nam, nhận được đầy đủ ánh sáng.

3. Phân chuồng ủ hoai + Supe lân.

- HS: Suy nghĩ, kết hợp thông tin SGK và trả lời.

II. Làm đất gieo ươm cây rừng:

1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo quy trình kĩ thuật sau:

Dọn cây hoang dại.

Cày lật đất.

Bừa, đập đất.

2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng:

a. Luống đất:

- Lên luống theo hướng Bắc Nam;

- Cao 0,15 - 0,2m; rộng 0,8 - 1m; dài 10 – 15m; luống cách luống 0,5m.

b. Bầu đất:

- Vỏ bầu có hình ống, hở 2 đầu, bằng nilông sẫm màu.

- Ruột bầu: 80-89% đất mặt tơi xốp + 10% phân hữu cơ ủ hoai + 1–2% phân supe lân.

4. Củng cố:

  • GV: Cho HS nêu lại nội dung chính của bài.
  • GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.

5. Nhận xét – dặn dò:

  • Dặn các em về nhà học bài cũ.
  • Xem trước bài mới: “Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng”.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 23: Làm đất gieo ươm cây trồng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm