Giáo án Công nghệ 7 bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại theo CV 5512

Admin
Admin 05 Tháng mười một, 2021

TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 7 bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

2. Kiến thức:

- Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

- Biết vận dụng những biện pháp đã học vào việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hay ở gia đình.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh

4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh vẽ: Các biện pháp thủ công (bẫy đèn), cách sử dụng thuốc hoá học trừ sâu bệnh.

- HS: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở địa phương.

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

A. Hoạt động khởi động: 5’

Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng.

Phương thức: Hđ cá nhân.

Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

Kiểm tra, đánh giá:

Hs đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề: Em hãy nêu tác hại của sâu bệnh hại cây trồng?

- HS: Tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: Hs trình bày theo ý hiểu của mình: Sâu bệnh có ảnh hưởng sấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, chậm phát triển, năng suất cây trồng giảm, chất lượng nông sản thấp.

* Báo cáo kết quả

- Hs trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Hàng năm ở nước ta sâu bệnh đã làm thiệt hại tới 10 – 12% sản lượng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch được rất ít hoặc mất trắng. Do đó việc phòng trừ sâu bệnh hại phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đó chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay

B. Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hđ 1: Tìm hiểu về nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại: 10’

1. Mục tiêu: Nêu được nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:

+Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

+Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV theo dõi

- Dự kiến trả lời:

+Phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng….

+ ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít giá thành thấp.

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

Hđ 2: Tìm hiểu về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại: 20’

1. Mục tiêu: Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

- Biết vận dụng những biện pháp đã học vào việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hay ở gia đình.

2. Phương thức: Hđ nhóm theo bàn, hđ cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận lựa chọn nội dung đúng về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Yêu cầu hs thảo luận nhóm, ghi vào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh theo bảng (sgk)

- HS tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

- Dự kiến sản phẩm: - Vi sinh – Làm đất- Trừ mầm mống sâu bệnh nơi ẩn nấp.

- Gieo trồng…- tránh thời kỳ sâu bệnh phát sinh.

- Luân phiên- thay đổi thức ăn điều kiện sống của sâu.

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện.

- Nhược điểm: Tốn công.

 

 

- Ưu điểm: diệt sâu bệnh nhanh

- Nhược điểm: Dễ gây ngộ độc cho người, cây trồng, vật nuôi... ô nhiễm môi trường, giết chết các sinh vật khác.

 

 

- Sử dụng một số sinh vật để diệt sâu hại.

- Kiểm tra, xử lí nông sản khi xuất, nhập khẩu từ vùng này sang vùng khác, ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm.

* Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

G: Chốt kiến thức và ghi bảng (chiếu kết quả)

I. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phòng là chính

- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

 

 

II. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.

 

 

 

 

 

 

 

- Vi sinh – Làm đất- Trừ mầm mống sâu bệnh nơi ẩn nấp.

- Gieo trồng…- tránh thời kỳ sâu bệnh phát sinh.

- Luân phiên- thay đổi thức ăn điều kiện sống của sâu.

 

2. Biện pháp thủ công.

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện.

- Nhược điểm: Tốn công.

3. Biện pháp hoá học.

- Ưu điểm: diệt sâu bệnh nhanh

- Nhược điểm: Dễ gây ngộ độc cho người, cây trồng, vật nuôi... ô nhiễm môi trường, giết chết các sinh vật khác.

4. Biện pháp sinh học:

- Sử dụng một số sinh vật để diệt sâu hại.

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật.

- Kiểm tra, xử lí nông sản khi xuất, nhập khẩu từ vùng này sang vùng khác, ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm.

C. Hoạt động luyện tập: 5‘

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu:

GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK

- Hệ thống lại các nội dung bài học về cách phòng trừ sâu bệnh hại và nêu câu hỏi

Câu 1: Em hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu bệnh hại

Câu 2: Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Ưu nhược điểm của từng biện pháp

Câu 3: Ở địa phương em đã thực hiện biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp nào?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu làm bài

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:

Hs trả lời nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Hiểu được các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

2. Kĩ năng: Làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại không làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập củng cố

2. Học sinh: Học bài cũ, coi trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

7a6

……………..

…………………………………………………………..

2. Kiểm tra 15 phút:

Câu 1. Nêu những tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng? (4,0 đ)

Câu 2. Thế nào là bệnh cây? Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hoại? (6,0 đ)

Đáp án

Câu 1: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng

  • Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. (2,0 đ)
  • Làm giảm năng suất cây trồng. (1,0 đ)
  • Làm giảm chất lượng nông sản. (1,0 đ)

Câu 2: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên. (3,0 đ)

*Dấu hiệu thường gặp ở cây bi sâu, bệnh phá hoại

  • Cây trồng bị sâu phá hoại: Cành bị gãy; lá bị thủng; lá, quả bị biến dạng…(1,5 đ)
  • Cây trồng bị bệnh: Lá, quả bị đốm đen, nâu; Cây, củ bị thối; Thân, cành bị sần sùi; Quả bị chảy nhựa…(1,5 đ)

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.

- GV: Nêu những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh.

- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút, trả lời câu hỏi:

1. Làm thế nào để phòng bệnh cho cây?

2. Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để nhằm mục đích gì?

3. Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để trừ sâu, bệnh hại.

- HS: trả lời và ghi vở.

 

- HS: Thảo luận nhóm, trả lời:

1. Vệ sinh môi trường sống của cây trồng.

2. Sớm ngăn chặn, tiêu diệt bệnh, tiêu diệt mầm bệnh.

 

3. Vì bệnh phát triển mới tiêu diệt thì tốn công, tốn tiền, có khi không có hiệu quả.

I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Phòng là chính.

- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

- GV hỏi: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?

- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, nêu cách tiến hành, ưu điểm, nhược điểm từng biện pháp:

+ N1: Biện pháp canh tác.

 

 

 

 

 

+ N2: Biện pháp thủ công.

 

 

 

 

+ N3: Biện pháp hoá học.

 

 

 

 

 

+ N4: Biện pháp sinh học.

 

 

 

+ N5: Biện pháp kiểm dịch.

- HS: Trả lời các biện pháp.

 

- HS thảo luận nhóm, trả lời.

 

 

 

+ Biện pháp canh tác: Làm đất, với đồng ruộng, luân canh, gieo trồng đúng thời vụ, biện pháp dùng giống chống chịu sâu bệnh: Để chống lại các tác nhân gây hại, tăng khả năng tự bảo vệ của cây trồng.

+ Biện pháp thủ công (làm bằng tay)

Ưu: Đơn giản, dễ thực hiện.

Nhược: Hiệu quả thấp, tốn công

+ Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc hoá học.

Ưu: Diệt nhanh, ít tốn công.

Nhược: Dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi; Làm ô nhiễm môi trường.

+ Biện pháp sinh học: (dùng nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa…)

Ưu: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật:

Ưu: Ngăn chặn được sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.

II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh hại:

Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ như:

- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất.

- Gieo trồng đúng kỹ thuật.

- Luân canh.

- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.

- Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.

2. Biện pháp thủ công:

- Dùng tay bắt sâu hay vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

3. Biện pháp hóa học:

- Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu bệnh bằng cách: phun thuốc, rắc thuốc vào đất, trộn thuốc vào hạt giống.

4. Biện pháp sinh học:

- Dùng các loài sinh vật như: ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật:

Là sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông lâm nghiệp nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.

a. Giới thiệu bài: Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Vậy làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? Đây là nội dung của bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu.

b. Các hoạt động dạy và học:

4. Củng cố - đánh giá:

  • Đọc phần có thể em chưa biết.
  • HS đọc phần ghi nhớ SGK/33.
  • Trả lời các câu hỏi trong SGK.

5. Nhận xét - Dặn dò: Dặn các em về nhà học bài. Xem cách làm thực hành quan sát một số nhãn hiệu của thuốc và kẻ bảng kết quả bài thực hành.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm

Giáo án mới nhất