Giáo án Công nghệ 10 bài 23: Lựa chọn giống vật nuôi

Admin
Admin 09 Tháng hai, 2018

Giáo án Công nghệ 10 bài 23

Giáo án Công nghệ 10 bài 23: Lựa chọn giống vật nuôi được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Bài 23: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức

  • Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi
  • Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta

2. Kỹ năng:

  • Giúp học sinh nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ biến trong nước và địa phương
  • Giúp cho học sinh nhận biết được phương pháp chọn lọc giống vật nuôi.

3. Thái độ:

Học sinh có ý thức quan tâm tới giá trị của giống và việc chọn giống khi tiến hành chăn nuôi

II. Chuẩn Bị:

1. Trọng tâm của bài: Phần II: Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi.

2. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh và một số vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau.

3. Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của trường Đạo học Nông nghiệp.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Phân biệt sinh trưởng, phát dục? Sinh trưởng, phát dục tuân theo quy luật nào?
  • Sinh trưởng, phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

3. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức

- GV đặt câu hỏi: Khi chọn mua vật nuôi

Vd: Bò sữa, trâu cầy, gà đẻ trứng, cá cảnh, chó, ...người ta thường chọn những con như thế nào?

GV gợi ý liệt kê lên bảng các tiêu chuẩn theo 3 nhóm , giáo viên kết luận khi chọn mua cần căn cứ vào ngoại hình thể chất, khả năng sinh trưởng, phát dục, sức sản xuất của vật nuôi

? Thế nào là ngoại hình? Hãy quan sát hình 23 và cho biết ngoại hình của bò hướng thịt và ngoại hình của bò hướng sữa có đặc điểm gì liên quan đến hướng sản xuất của chúng?

GV: gợi ý, bổ sung

? Thể chất là gì?

? Thể chất được hình thành do đâu và gồm mấy loại?

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và bổ sung.

? Khả năng sinh trưởng, phát dục của vật nuôi được đánh giá như thế nào?

- GV bổ sung

? Sức sản xuất của vật nuôi là gì?

GV bổ sung và cho học sinh biết sức sản xuất của vật nuôi phụ thuộc vào giống bản thân cá thể và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.

Cho học sinh quan sát hình 23 SGK và tìm những đặc điểm ngoại hình mà qua đó có thể phán đoán được hướng sản xuất của con vật nuôi

GV gợi ý nhận xét câu trả lời của học sinh và bổ sung.

GV cho học sinh đọc SGK và phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh tổng hợp so sánh những đặc điểm chính của 2 phương pháp.

- GV thu phiếu học tập của các nhóm và cho đại diện các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau

Sau khi hoàn thành bảng GV tổng kết và yêu cầu học sinh trình bày lại một cách hệ thống đầy đủ mỗi phương pháp

Gv hỏi : Tại sao phương pháp chọn lọc hàng loạt hiệu quả chọn lọc thường không cao ?

GV nhấn mạnh sự # cơ bản của 2 phương pháp chọn lọc là : Chọn lọc hàng loạt chỉ dựa vào kiểu hình của bản thân cá thể , còn chọn lọc cá thể có thể kiểm tra được cả kiểu di truyền của các cá thể và các tính trạng chọn lọc

Dẫn tới hiệu quả chọn lọc của 2 phương pháp này là khác nhau

- Học sinh suy nghĩ thảo luận theo nhóm và trả lời từng trường hợp

- Học sinh quan sát hình 23 SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi

- HS suy nghĩ và trả lời

- Học sinh đọc SGK suy nghĩ và trả lời

- Đọc SGK thảo luận và điền vào phiếu học tập theo nhóm

- HS cử đại diện nhóm trả lời

Học sinh suy nghĩ và trả lời

I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.

1. Ngoại hình thể chất

a. Ngoại hình

Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật mang đặc điểm đặc trưng riêng của giống, qua đó thể hiện nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.

- Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng....

- Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.

b. Thể chất

Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật nuôi.

- Thể chất được hình thành bởi:

* Tính di truyền

* Điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi

- Thể chất gồm 4 loại:

Thô, thanh, săn, sổi Nhưng thực tế các loại hình thể chất thường ở dạng kết hợp: Thô săn, thanh săn, thô sổi, thanh sổi.

2. Khả năng sinh trưởng và phát dục

- Sinh trưởng là cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng thể tích về chiều dài chiều rộng và chiều cao

- Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và quá trình phát triển cơ thể sinh vật.

* Sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống sự sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song song và tồn tại trong cùng một bộ phận cơ thể.

1.3 Sức sản xuất

- Là khả năng cho thịt, sữa, lông, trứng, sức cầy kéo và khả năng sinh sản.

Sức sản xuất phụ thuộc:

* Phẩm chất giống.

* Thức ăn dinh dưỡng.

* Kỹ thuật chăn nuôi

* Môi trường sinh thái

II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi:

1. Chọn lọc hàng loạt:

Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống

- Đối tượng:

+ Chọn giống thuỷ sản, tiêu gia súc và gia cầm sinh sản

+ Áp dụng để chọn nhiều vật nuôi một lúc

- Cách tiến hành

+ Đặt ra các chỉ tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chọn lọc đối với con vật giống

+ Chọn lọc dựa vào số liệu theo dõi được trên đàn vật nuôi

- Ưu, nhược điểm

+ Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất

+ Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc không cao.

2. Chọn lọc cá thể

Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “Chuẩn” trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống.

- Đối tượng:

+ Chọn lọc đực giống.

+ Áp dụng khi cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao

- Cách tiến hành

+ Chọn lọc tổ tiên

+ Chọn lọc bản thõn

+ Kiểm tra đơì sau

- Ưu, nhược điểm

Hiệu quả chọn lọc cao

- Nhược điểm

Cần nhiều thời gian phải tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn

4: Củng Cố:

GV hệ thống lại bài học thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong các chỉ tiêu sau đây chỉ tiêu nào để đánh giá chọn lọc vật nuôi

a. Ngoại hình, thể chất b. Khả năng sinh trưởng phát dục

c. Sức sinh sản của vật nuôi d. Cả 3 ý kiến trên

Câu 2: Em hãy sắp xếp các câu lại với nhau cho đúng:

1. Chọn lọc hàng loạt có đối tượng là...

a. Hiệu quả chọn lọc cao

2. Chọn lọc cá thể có đối tượng là...

b. Hiệu quả chọn lọc không cao

3. Ưu điểm của chọn lọc hàng loạt.....

c. Đực giống

4. Ưu điểm của chọn lọc cá thể.....

d. Vật nuôi cái sinh sản


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm