Giáo án bài Ôn tập phần làm văn
Giáo án Ngữ văn lớp 12
Giáo án bài Ôn tập phần làm văn được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được văn bản đã học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông, đặc biệt là lớp 12.
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 31 bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Hệ thống hoá tri thức về các loại văn bản dã học trong chưng trình ngữ văn trung học phổ thông, đặc biệt là lớp 12.
2. Kĩ năng: Viết được các kiểu loại văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận..
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án
2. Phương pháp:
a) Giáo viên giao việc cho mỗi nhóm đi sâu vào một chủ đề nhất định để trình bày trước lớplàm cơ sở cho việc thảo luận ở lớp.
- Nhóm 1: Các kiểu văn bản đã học ở THPT
- Nhóm 2: Các bước của quá trình viết một văn bản nói chung.
- Nhóm 3: Viết văn bản nghị luận: Đọc đề bài và phân tích, xác định yêu cầu của đề bài, lập dàn ý xác định hệ thống luận điểm, triển khai luận điểm thành luận cứ, bố cục bài nghị luận,...
- Nhóm 4: Viết bài văn nghị luận xã hội và văn học.
b) Ở trên lớp, GV kết hợp giữa việc trình bày của đại diện cho các nhóm với việc thảo luạn tập thể đẻ chốt lại những tri thức mới.
C. CHUẨN BỊ:
1. Công việc chính
- Giáo viên: SGK, SGV, GA, tài liệu, công cụ
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
2. Nội dung tích hợp: Phong cách ngôn ngữ tiếng Việt, các kiểu văn bản đã học ở THPT, cách viết một bài văn nghị luận,...
D. Tiến trình:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG | |
1. Thống kê các loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT, đặc biệt là lớp 12. 2. Theo anh chị, để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc gì? |
1. Các kiểu loại văn bản a) Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ... b) Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả của sự vật, hiện tượng, vấn đề... nhằm giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh. c) Nghị luận: trình bày tư tưởng, quan điểm ,nhận xét, đánh giá,...đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục... 2. Các bước viết văn bản:
|