Giáo án bài Chim bồ câu

Admin
Admin 25 Tháng tư, 2015

Dưới đây là giáo án điện tử môn Sinh học lớp 7 bài “Chim bồ câu” được biên soạn tỉ mẩn, đơn giản mà dễ hiểu đối với học sinh. Qua bài này, giáo viên giúp học sinh hiểu được: đặc điểm, cấu tạo của chim bồ câu, kiểu bay của chim bồ câu, phân biệt được kiểu bay lượn và kiểu bay vỗ cánh... mời các bạn cùng xem.

Giáo án bài "Chim bồ câu"

Giáo án Sinh học lớp 7 bài Giun đũa

Giáo án Sinh học lớp 7 bài Thằn lằn bóng đuôi dài

BÀI 41: CHIM BỒ CÂU

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
  • Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
  • Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

2. Kĩ năng:

  • Tìm kiếm thông tin khi đọc SGK, qsát tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
  • Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
  • Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trc tổ, lớp.

3. Thái độ:

  • Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

a. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp-tìm tòi, trực quan, động não.

b. Đồ dụng học tập: Hình 41.1 – 41.3. Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

III. Các bước lên lớp

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm chung và vai trò của Bò sát?

? Tại sao khủng long bị tuyệt chủng còn Bò sát cỡ nhỏ tồn tại đến ngày nay?

3. Dạy bài mới:

*Hđộng 1: Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu.

-GV gọi Hs đọc thông tin sgk.

? Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà?

? Đặc điểm đsống của bồ câu?

? Nxét thân nhiệt của bồ câu?

? Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?

? Bồ câu chăm sóc trứng và con non ntn? Hiện tượng này có ý nghĩa gì?

? So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim.

- GV phân tích: Vỏ đá vôi phôi phát triển an toàn. Ấp trứng -> phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường.

-HS1

-HS2

-HS đọc thông tin.

-Làm bồ câu núi, sống hoang dã.

- Bay giỏi.

- ĐV Đẳng nhiệt.

-Có cơ quan giao phối tạm thời. Thụ tinh trong. Chăm sóc trứng và con non

-Thay nhau ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều => Bảo vệ, tạo điều kiện cho trứng và con non phát triển tốt.

So sánh:

  • Thằn lằn: có cơ quan giao phối, không có htượng chăm sóc trứng và con non
  • Bồ câu: không có cơ quan giao phối, có hiện tượng chăm sóc trứng và con non.

_HS lắng nghe.

I. Đời sống

  • Tổ tiên của bồ câu nhà là bồ câu núi sống hoang dã ở vùng núi Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi
  • Chim bồ câu có đời sống bay lượn, làm tổ trên cây. Là động vật hằng nhiệt.
  • Con trống có cơ quan giao phối tạm thời. Thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi và giàu noãn hoàn. Có hiện tượng ấp trứng nuôi con bằng sữa diều.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm