Giáo án Ankan Hóa Học 11

Admin
Admin 18 Tháng bảy, 2015

Giáo án bài Ankan

Giáo án Ankan Hóa Học 11 giúp các em nắm được khái niệm ankan, công thức chung của dãy đồng đẳng, hiểu về tính chất và phản ứng đặc trưng của ankan và ứng dụng của ankan trong đời sống và trong công nghiệp. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

Bài giảng Ankan Hóa học 11

ANKAN

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS biết:

  • Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan, CTCT, gọi tên của một số ankan đơn giản.
  • Tính chất hoá học của ankan và phản ứng đặc trưng của RH no là phản ứng thế.
  • Tầm quan trọng của RH no trong công nghiệp và trong đời sống.

HS hiểu:

  • Vì sao các ankan khá trơ về mặt hoá học, do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.
  • Vì sao các RH no lại được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, từ đó thấy được tầm quan trọng của RH no.

2. Kĩ năng:

  • HS vận dụng:
  • Lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân.
  • Viết và xác định được các sản phẩm chính của phản ứng thế, gọi được tên các ankan cũng như các sản phẩm tạo ra trong các phản ứng đó.

CHUẨN BỊ:

1/ GV: Mô hình phân tử metan, butan; bật lửa gas dùng biểu diễn thí nghiệm phản ứng cháy.

2/ HS: Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân, loại phản ứng và cách viết.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Ổn định lớp

Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm đồng đẳng, đồng phân? Lấy ví dụ về các loại phản ứng chính trong hoá hữu cơ.
Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt Động 1:

GV: Biết chất đầu tiên trong dãy ankan là metan: CH4, hãy lập công thức các chất đồng đẳng tiếp theo? (10 chất)

GV: CT chung cho dãy?
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình phân tử butan, Hãy nhận xết về cấu tạo của butan?

Hoạt Động 2:

GV: Hãy viết các CTCT của 3 chất đầu tiên của dãy và nhận xết về số CTCT của các chất đó?
Hãy viết CTCT của C4H10
Và nhận xét về số CTCT?
GV đánh số la mã chỉ bậc số nguyên tử C trong công thức cấu tạo đã viết ở trên.

Hoạt Động 3:

GV: Giới thiệu bảng 5.1 về tên gọi của ankan và gốc ankyl.
Vậy tên của các đồng phân thì gọi như thế nào?
1 2 3
VD1: CH3-CH(CH3)-CH3:2-metylpropan
1 2 3 4
VD2: CH3- C[CH3]2-CH[CH3]-CH3
2,2,3-trimetylbutan

VD: CH3CH[CH3]-CH3: ISo butan
CH3-C[CH3]2-CH3: neopentan

I, ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

1. Đồng đẳng:

HS: CH4, C2H6, C3H8, C4H10....
Công thức chung CnH2n+2(n>1).

HS: Chứa các liên kết đơn, mỗi nguyên tử C tạo được 4 liên kết đơn hướng về 4 đỉnh của 1 hình tứ diện đều. Các nguyên tử C không nằm trên cùng 1 đường thẳng.

2. Đồng phân

a) Thí dụ:

HS: có CTCT.

b) Nhận xét:

- Từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C).
- Bậc C: Bậc của nguyên tử C ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.
- Ankan chỉ chứa C bậc I và C bậc II là ankan không phân nhánh, chứa C bậc III và C bậc IV là ankan phân nhánh.

3. Danh pháp

*Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC.

a) Ankan không phân nhánh:

- Tên 10 ankan không phân nhánh đầu tiên được gọi như bảng 6.1.
tên ankan = tên C mạch chính + an.
Tên gốc ankyl:
Đổi đuôi an thành yl
CnH2n+2 CnH2n+1
(ankan) ( gốc ankyl)
- Nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt 1 nguyên tử H từ phân tử ankan, có công thức CnH2n+1, được gọi là nhóm ankyl. Tên của nhóm ankyl lấy từ tên của ankan tương ứng đổi đuôi an thành đuôi yl.

b) Ankan phân nhánh: Gọi theo kiểu tên thay thế.

Số chỉ vị trí + Tên nhánh+ Tên mạch chính + an.
- Mạch chính là mạch có chứa nhiều nhánh và có nhiều C nhất.
Đánh số các nguyên tử C thuộcc mạch chính bắt đầu từ phía phân nhánh sớm.
Gọi tên mạch nhánh theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối tên nhánh đó.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!