TimDapAngiới thiệu Bộ đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 sách mới có đáp án. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các bạn tải về để xem toàn bộ tài liệu hoặc truy cập từng link sau:

Link tải chi tiết từng đề:

1. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 CTST

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ nguyên tử và hạt nhân.

B. Electron và proton mang điện, neutron không mang điện

C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.

D. Khối lượng nguyên tử tập chung ở vỏ nguyên tử.

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có số electron bằng 8. Tổng số hạt trong X là 24. X có số neutron là

A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.

Câu 3: Trong một nguyên tử có số proton bằng 9, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là

A. 1, 3, 5. B. 2, 3, 4. C. 2, 7. D. 3, 6.

Câu 4: Hạt nhân một nguyên tử oxygen có 8 proton và 8 neutron. Khối lượng của nguyên tử oxygen xấp xỉ bằng

A. 15. B. 16. C. 14. D. 19.

Câu 5: Tên hóa học của những nguyên tố có kí hiệu S, Na, P, K lần lượt là

A. Sulfur, sodium, phosphorus, potassium. B. Sulfur, chlorine, argon, potassium.

C. Sulfur, chlorine, phosphorus, calcium. D. Sulfur, sodium, argon, calcium.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 20. Số neutron trong X bằng 20. Tên gọi của nguyên tố X là

(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16)

A. Calcium. B. Sulfur. C. Potassium. D. Oxygen.

Câu 7: Cho bảng sau:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. X3, X2 thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

B. X1, X2, X3 có tổng số hạt mang điện lần lượt là: 16, 16, 12.

C. Khối lượng nguyên tử X1, X2, X3 theo đơn vị amu lần lượt là: 17, 16, 12.

D. X1, X2 thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X thuộc chu kì 3 và có 3 electron lớp ngoài cùng. X có tổng số hạt mang điện là

A. 13. B. 26. C. 14. D. 28.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 2, nhóm VIA. B. chu kì 3, nhóm VA. C. chu kì 3, nhóm VIA. D. chu kì 2, nhóm VA.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(a) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

(b) Nguyên tử trung hòa về điện.

(c) Kí hiệu hóa học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.

(d) Số thứ tự chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng.

Số phát biểu sai

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 11: Tốc độ cho biết

A. sự nhanh, chậm của chuyển động.

B. thời gian vật chuyển động hết quãng đường 1 km.

C. quãng đường vật chuyển động trong thời gian 1 giây.

D. quãng đường vật chuyển động trong thời gian 1 giờ.

Câu 12: Một người đi xe máy vi phạm giao thông chạy với tốc độ 60 km/h thì bị CSGT phát hiện và bắt đầu đuổi theo với tốc độ 90 km/h, khi đó xe máy đã cách trạm kiểm tra 1km. Hỏi sau bao lâu thì CSGT đuổi kịp người đi xe máy?

A. 1 phút B. 1,5 phút C. 2 phút D. 5 phút

Câu 13: Ưu điểm của dụng cụ đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số và cổng quang điện là:

A. Hệ thống cồng kềnh, khó lắp đặt.

B. Tiện sử dụng, có thể mang đi nhiều nơi.

C. Đo được tốc độ của nhiều đối tượng trong thực tế.

D. Dùng cảm biến ánh sáng để tính thời gian nên có độ chính xác cao.

Câu 14: Trên đoạn đường cắm biển hạn chế tốc độ 50km/h. CSGT dùng súng bắn tốc độ một ô tô đang di chuyển. Ở lần bắn 1, xác định được khoảng cách từ vị trí bắn đến ô tô là 50m. Ở lần bắn 2, khoảng cách đó là 65m. Biết hai lần bắn cách nhau 0,8s. Hỏi ô tô có đang chạy quá tốc độ cho phép không? Nếu có thì vượt bao nhiêu km/h so với tốc độ cho phép?

A. không. B. có; 12,5km/h. C. có; 17,5km/h. D. có; 31,25km/h.

Câu 15: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4h. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?

Câu 16: Cho đồ thị quãng đường – thời gian của vật dưới đây. Mô tả chuyển động cho đồ thị này là:

A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.

B. Vật đứng yên.

C. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi lại tiếp tục chuyển động.

D. Vật chuyển động với tốc độ thay đổi.

Câu 17: Các đồ thị (I), (II) biểu diễn chuyển động của xe (I) và xe (II). Dựa vào đồ thị cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Xe (II) chuyển động với tốc độ 5m/s.

B. Trong 20s đầu tốc độ chuyển động của xe (I) là 10m/s.

C. Xe (I) xuất phát sau xe (II) 20 giây.

D. Trong 40s đầu xe (II) chuyển động với tốc độ 5m/s.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?

A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.

B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.

C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.

D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.

Câu 19: Một con báo châu Phi phóng đến con mồi đang đứng yên cách nó 280m với tốc độ trung bình 70km/h mất bao lâu?

A. 4h B. 14,4s C. 4min D. 1,11s

Câu 20: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 200m hết 50s. Sau đó xe đi tiếp một quãng đường nằm ngang dài 100m trong 20s. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường.

A. 4,3m/s B. 4,5m/s C. 4m/s D. 5m/s

Câu 21: Trao đổi chất và chuyển hóa năng năng lượng ở sinh vật gồm các quá trình?

A. Tiêu hóa và hô hấp.

B. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá các chất.

C. Hấp thu nước và các chất dinh dưỡng và bài tiết các chất thải sinh học.

D. Quang hợp và hô hấp tế bào.

Câu 22: Chọn từ thích hợp để hoàn thiện sơ đồ sau. Cơ thể người thải ra những gì trong quá trình trao đổi chất?

A. Carbon dioxide, năng lượng nhiệt, chất thải. B. Nitrogen, năng lượng hóa học, chất thải.

C. Carbon dioxide, hóa năng, muối khoáng và nước. D. Carbohydrate, năng lượng nhiệt, chất thải.

Câu 23: Quá trình phân giải đường glucose trong hô hấp tế bào tạo ra năng lượng được tích trữ trong?

A. Carbohydrate. B. Protein. C. NADPH. D. ATP.

Câu 24: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?

A. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật.

B. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.

C. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.

D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.

Câu 25: Tại ti thể của tế bào, các chất hữu cơ tổng hợp được từ quá trình quang hợp hoặc từ

A. thức ăn được phân giải thành nước và carbon dioxide.

B. thức ăn được phân giải thành nước và năng lượng.

C. thức ăn được phân giải thành carbon dioxide và năng lượng.

D. thức ăn được phân giải thành các chất hữu cơ và năng lượng.

Câu 26: Nhận định nào dưới đây là đúng khi bàn về đặc điểm của lá cây giúp là cây nhận được nhiều ánh sáng?

A. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có màu xanh.

B. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có cuống lá.

C. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì phiến lá có dạng bản mỏng.

D. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có tính đối xứng.

Câu 27: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?

(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.

(2) Điều hòa không khí.

(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.

(4) Giữ ấm cho cây.

A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (3), (4).

Câu 28: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển.

B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.

D. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi.

Câu 29: Quá trình quang hợp sẽ bị giảm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ

A. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C) B. Nhiệt độ quá cao (trên 50°C)

C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 10°C) D. Cả hai phương án A, C đều đúng.

Câu 30: Khi gieo hạt trồng rau cải, sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau, người ta nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau. Ý nghĩa của việc làm này là gì?

A. Đảm bảo luống rau có thẩm mỹ.

B. Cây cải trồng quá dày lá sẽ chuyển vàng, dễ bị sâu hại.

C. Hạn chế tình trạng nối liền rễ cây.

D. Đảm bảo mật độ để cây nhận đủ dinh dưỡng, ánh sáng, nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả.

--------- HẾT ---------

Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 8 CTST

1.D

2.B

3.C

4.B

5.A

6.A

7.A

8.B

9.C

10.A

11.A

12.C

13.D

14.C

15.D

16.B

17.B

18.D

19.B

20.A

21.B

22.A

23.D

24.D

25.C

26.C

27.B

28.B

29.D

30.D

2. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 KNTT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Dụng cụ dưới đây gọi là gì?

Khoa học tự nhiên 8

A. Bình cầu

B. Cốc thủy tinh.

C. Ống đong.

D. Ống nghiệm.

Câu 2: (TH) Chọn đáp án đúng cho ý nghĩa của kí hiệu sau.

Khoa học tự nhiên 8

A. Cảnh báo khu vực hay có sét đánh

B. Nguy hiểm về điện

C. Khu vực có chất độc sinh học

D. Cảnh báo chất độc

Câu 3: (NB) Quá trình biến đổi hóa học là

A. quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.

B. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.

C. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.

D. quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Câu 4: (NB) Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về

A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.

B. số lượng các nguyên tố.

C. số lượng các phân tử.

D. liên kết giữa các nguyên tử.

Câu 5: (NB) Chọn từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Trong một phản ứng hóa học, …(1) … khối lượng của các sản phẩm bằng …(2)… khối lượng của các chất phản ứng.”

A. (1) tổng, (2) tích

B. (1) tích, (2) tổng

C. (1) tổng, (2) tổng

D. (1) tích, (2) tích

Câu 6: (TH) Số mol nguyên tử Zn tương ứng 3,0.1023 nguyên tử Zn là

A. 0,2 mol.

B. 0,3 mol.

C. 0,5 mol.

D. 0,6 mol

Câu 7: (NB) Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra

A. OH-.

B. H+.

Ca2+.

Cl-.

Câu 8: (NB) Dung dịch base làm phenolphthalein chuyển màu

A. xanh

B. đỏ.

C. trắng.

D. vàng.

Câu 9: (NB) Độ dinh dưỡng của phân lân được tính theo

A. %K2

B. % P2O5.

C. % P.

D. % PO43-.

Câu 10: (NB) Điều kiện để 2 dung dịch muối có thể phản ứng với nhau là

A. có ít nhất 1 muối mới không tan hoặc ít tan.

B. có ít nhất một muối mới là chất khí

C. cả hai muối mới bắt buộc không tan hoặc ít tan.

D. các muối mới đều là muối tan.

Câu 11: (TH) Dãy nào sau đây chỉ toàn oxide acid

A. SO2, SO3, CaO, P2O5.

B. SO3, CaO, P2O5, CuO.

C. CaO, P2O5, CuO, CO2.

D. CO2, SO2, SO3, P2O5.

Câu 12: (TH) Tên gọi của P2O5

A. diphosphorus pentaoxide.

B. phosphorus oxide.

C. phosphorus dioxide.

D. pentaphosphorus dioxide.

Câu 13: (VD) Cho sơ đồ phản ứng:

Zn + ? → ZnCl2 + H2

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là:

A. 5

B. 6

C. 3.

D. 4.

Câu 14: (VD) Cho 8,45g Zinc (Zn) tác dụng với 5,9496 lít chlorine (Cl2) ở điều kiện chuẩn. Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư?

A. Zn dư.

B. Cl2 dư.

C. Phản ứng không xảy ra.

D. Phản ứng vừa đủ, không có chất dư.

Câu 15 (VD): Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng

A. làm quỳ tím hoá xanh.

B. làm quỳ tím hoá đỏ.

C. phản ứng được với manessium giải phóng khí hydrogen.

D. không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 16 (VD): Một ruộng đất có pH <7, cần cải tạo ruộng này bằng cách

A. bón phân đạm.

B. bón phân lân.

C. bón phân kali.

D. bón vôi bột.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

(NB) Hãy nêu các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng.

Câu 2. (2 điểm)

1) (NB) Hãy cho biết các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK.

2) (TH) Cho các oxide sau: CaO, CO2, CO.

· Oxide nào có thể tác dụng được với HCl.

· Oxide nào có thể tác dụng được với NaOH.

Viết phương trình hóa học và phân loại các oxide trên.

3) (VDC) Để hòa tan vừa hết 6,72 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,2M và H2SO4 0,5M?

Câu 3. (2,5 điểm)

1) (TH) Cho 13 gam zinc (Zn) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) thu được 27,2 gam ZnCl2 và 0,4 gam khí H2. Tính khối lượng của HCl đã phản ứng.

2) (VD) Biết tỉ khối của khí B so với oxygen là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?

3) (VDC) Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Giá trị của m là bao nhiêu?

Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

1. D

2. B

3. B

4. D

5. C

6. C

7. B

8. A

9. B

10. A

11. D

12. A

13. C

14. B

15. A

16. D

PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là

+ Nhiệt độ.

+ Nồng độ.

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc.

+ Chất xúc tác.

Câu 2

a. Nguyên tố dinh dưỡng có trong

Phân đạm: Nitrogen.

Phân lân: Phosphorus.

Phân kali: Potassium.

Phân NPK: Nitrogen, phosphorus, photassium.

b.

+ Tác dụng được với HCl: CaO

PTHH: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

+ Tác dụng được với NaOH: CO2

PTHH: SO3 + 2NaOH → Na2CO4 +H2O

→ CaO là oxide base; CO2 là oxide acid; CO là oxide trung tính.

c. Số mol của Fe là:0,12 mol

Gọi thể tích dung dịch hỗn hợp axit cần dùng là V (lít)

Số mol của HCl là: 0,2V (mol)

Số mol của H2SO4 là: 0,5V (mol)

Phương trình phản ứng:

Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2

0,1V 0,2V (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,5V 0,5V (mol)

Suy ra số mol của Fe là:

nFe = 0,1V + 0,5V = 0,6V = 0,12 mol

Suy ra V = 0,2 lít = 200 ml.

0,5đ

0,5đ

Câu 3

a. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mZn + mHCl = +

→ 13(g) + mHCl = 27,2 (g) + 0,4(g)

→ mHCl = 27,2 (g) + 0,4(g) – 13(g)

→ mHCl = 14,6 (g)

b. Ta có

→ MB= 16 (g/mol)

Mặt khác,

→ MB= 34 (g/mol)

c. Khối lượng chất tan ở dung dịch (1) là:

m1= mdd(1).C% = 200.15%/100% = 30 (g)

Khối lượng chất tan ở dung dịch (2) là:

m2 = mdd(2).C% = m.5,4%/100% = 0,054m (g)

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi trộn thu được là: mct = m1+m2 = 30 + 0,054m

Khối lượng dung dịch mới thu được sau khi trộn là:

mdd = mdd1 + mdd2= 200 + m

Ta có nồng độ dung dịch mới thu được là:

C% =

→ m = 100 (g)

0,5đ

3. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Chất ban đầu bị biến đổi trong quá trình phản ứng được gọi là

A. chất sản phẩm.

B. chất xúc tác.

C. chất phản ứng hay chất tham gia.

D. chất kết tủa hoặc chất khí.

Câu 2: (NB) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng

A. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng.

B. khi xảy ra kèm theo sự giải phóng nhiệt chất phản ứng ra môi trường.

C. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường.

D. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng.

Câu 3 (NB): Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau.

A. Mol là lượng chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

B. Mol là khối lượng của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

C. Mol là thể tích của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

D. Mol là nồng độ của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Câu 4 (NB): Điều kiện chuẩn có nhiệt độ và áp suất giá trị là

A. 0oC và 1 atm.

B. 25oC và 1 atm.

C. 25oC và 1 bar.

D. 0oC và 1 bar.

Câu 5 (NB): Dung dịch base làm quỳ tím chuyển màu

A. đỏ.

B. trắng.

C. vàng.

D. xanh

Câu 6 (NB): pH< 7, môi trường có tính gì?

A. Acid

B. Kiềm

C. Trung tính.

D. Không xác định được.

Câu 7 (NB): Điều kiện để 2 dung dịch muối có thể phản ứng với nhau là

A. có ít nhất 1 muối mới không tan hoặc ít tan.

B. có ít nhất một muối mới là chất khí.

C. cả hai muối mới bắt buộc không tan hoặc ít tan.

D. các muối mới đều là muối tan.

Câu 8 (NB): Độ dinh dưỡng của phân lân là

A. % K2

B. % P2O5.

C. % P.

D. %PO43-.

Câu 9 (TH): Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Đốt cao su có mùi hắc rất khó chịu.

B. Trên bề mặt các hồ tôi vôi để lâu ngày sẽ có lớp màng mỏng màu trắng.

C. Quả bóng bay trên cao rồi nổ tung.

D. Khi chiên trứng gà nếu đun quá lửa sẽ có mùi khét.

Câu 10 (TH): Thể tích của 0,5 mol khí CO2 ở điều kiện chuẩn là

A. 11,55 (lít).

B. 11,2 (lít).

C. 10,95 (lít)

D. 12,395 (lít).

Câu 11 (TH): Đốt cháy 1,2 gam carbon cần a gam oxygen, thu được 4,4 gam khí carbondioxide. Tính a.

A. 3,8.

B. 2,2.

C. 3,2.

D. 4,2.

Câu 12 (TH): Đâu không phải là biện pháp bón phân để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hóa học?

A. Bón đúng loại.

B. Bón đúng lúc.

C. Bón đúng liều lượng.

D. Bón vào trời mưa.

Câu 13 (VD): Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến trải qua các giai đoạn sau

· Nến chảy lỏng thấm vào bấc.

· Nến lỏng hóa hơi.

· Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Giai đoạn nào của quá trình đốt nến xảy ra biến đổi vật lý, giai đoạn nào biến đổi hóa học?

A. (1) biến đổi vật lý; (2) và (3) biến đổi hóa học.

B. (1), (2) biến đổi vật lý; (3) biến đổi hóa học.

C. (1), (3) biến đổi vật lý; (2) biến đổi hóa học.

D. (2), (3) biến đổi vật lý; (1) biến đổi hóa học.

Câu 14 (VD): Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?

A. 14 g/mol.

B. 24 g/mol.

C. 34 g/mol.

D. 44 g/mol.

Câu 15 (VD): Cho sơ đồ phản ứng sau:

FexOy+ H2 → Fe + H2O

Tổng hệ số các chất sản phẩm là

A. x + y.

B. 2x + y.

C. x + 2y.

D. 2x + 2y.

Câu 16 (VD): Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là

A. 8 gam.

B. 10,2 gam.

C. 12 gam.

D. 8,8 gam.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

(NB) Hãy nêu các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng.

Câu 2: (3 điểm)

1) (NB) Hoàn thành các phương trình còn thiếu theo sơ đồ sau:

H2SO4 + ? → K2SO4 +H2O

HCl + ? → MgCl2 + H2O

H2CO3 + ? → CaCO3 + H2O

2) (VD) Cho các oxide sau: CaO, MgO, CO2, P2O5, CO.

Oxide nào có thể tác dụng được với HCl.

Oxide nào có thể tác dụng được với NaOH.

Viết phương trình hóa học và phân loại các oxide trên.

Câu 3. (2 điểm)

1. (VD) Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là bao nhiêu?

2. (VDC) Đốt 16 lít CO trong bình với 6 lít O2. Sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

1. A

2. B

3. A

4. C

5. D

6. A

7. A

8. B

9. C

10. D

11. C

12. D

13. B

14. C

15. A

16. D

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là

+ Nhiệt độ.

+ Nồng độ.

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc.

+ Chất xúc tác.

1,0 đ

Câu 2

a.

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

HCl + 2Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O

H2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2H2O

b.

Oxide

Tác dụng với HCl

Tác dụng với NaOH

Phân loại

CaO

CaO + HCl → CaCl2 + H2O

Không tác dụng

Oxide base

MgO

MgO + HCl → MgCl2 + H2O

Không tác dụng

Oxide base

CO2

Không tác dụng

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Oxide acid

P2O5

Không tác dụng

P2O5 + NaOH → Na3PO3 + H2O

Oxide acid

Al2O3

Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O

Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

Oxide lưỡng tính

CO

Không tác dụng

Không tác dụng

Oxide trung tính

Câu 3

a. Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 2% là:

Khối lượng dung dịch HCl 12% có chứa 6 gam HCl là:

Vậy khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là 50 gam.

b.

PTHH: 2CO + O2 2CO2

Trước phản ứng: 16 6 0 (lít)

Phản ứng: 2x x 2x (lít)

Sau phản ứng: 16-2x 6-x 2x (lít)

Ta có hỗn hợp khí sau phản ứng là 18 lít, tức là:

16-2x + 6-x +2x =18

→ x = 4

PTHH: : 2CO + O2 2CO2

Thể tích (lít) 16 6

Lập tỉ lệ >

→ Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, O2 sẽ hết và CO dư, nên tính hiệu suất theo thể tích khí O2

Hiệu suất của phản ứng là

Vậy hiệu suất của phản ứng là 66,67%.

....................................

Trên đây TimDapAnđã gửi tới các bạn Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 sách mới. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em tham khảo, luyện tập, làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau, từ đó có sự chuẩn bị tốt cho kì thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 sắp tới.

Để xem thêm các đề thi giữa học kì các môn khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 8 với đầy đủ các môn. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.




Xem thêm