Tổng hợp 40 bộ đề thi khảo sát chấ lượng học kì 1 môn Văn 9 năm học 2021-2022 Có đáp án
Tổng hợp 40 bộ đề thi khảo sát chấ lượng học kì 1 môn Văn 9 năm học 2021-2022 Có đáp án hướng dẫn chấm là bộ đề thi học kì 1 gồm 40 đề được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Bộ đề thi học kì 1 này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung kiến thức môn Ngữ văn 9 để rồi qua đó trong các kì thi đạt được kết quả tốt hơn. Thầy cô có thể tham khảo dựa vào đề thi để ra câu hỏi đề thi trong kì thi tới. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.
Đề kiểm tra học kỳ I
môn ngữ văn 9 – Đề số 1
Phần trắc nghiệm:
Đọc, chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới.
Câu 1: Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng như cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự .
Câu 2: Câu : “Ông nói gà , bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự .
Câu 3: Khi bác sĩ nói với một bệnh nhân nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương chân hội thoại nào có thể không được tuân thủ?
A. PC lịch sự. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC về chất.
Câu 4: Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng…..
A. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về lượng .
B. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC lịch sự.
C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC quan hệ . C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về chất
Câu 5: Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
A. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
C. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
D. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Câu 6: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:
A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
Câu 7: Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào?
Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất.
A. Trực tiếp. B. Giáo tiếp.
Câu 8: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Có một mặt trời trong lăng rất đỏ.
A. Phương thức ẩn dụ . B. Phương thức hoán dụ .
Câu 9: Thuật ngữ là:
A. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học .
B. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ .
C. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học .
D. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Câu10: Người viết câu sau bị lỗi ở từ nào? Phan Thiết ta cũng có thắng cảnh đẹp.
A. Huyện Krông Nô. B. cũng C. Thắng cảnh D. Đẹp.
Câu11: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ?
A. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Được voi đòi tiên.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Chó treo mèo đậy .
Câu12: Trong các từ: Từ đơn ; Từ phức; Từ; Từ ghép Từ nào có cấp độ khái quát cao nhất?
A.Từ đơn ; B.Từ phức; C.Từ; D.Từ ghép.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Cho VD.
Câu 2: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng hình thức diễn đạt đối thoại, độc thoại và gạch chân những cách diền đạt đó..
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
- Trắc nghiệm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ.án | B | C | C | B | C | A | B | A | D | D | B | C |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1:
Cách dẫn | Cách dẫn trực tiếp | Cách dẫn giáp tiếp |
Giống nhau | - Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật | - Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật |
Khác nhau . |
*Ví dụ: HS tự lấy |
*Ví dụ: HS tự lấy. |
Câu2: HS viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau:
- Nội dung trong sáng
- Có đầu có đuôi.
- Sử dụng đối thoại hợp lý
- Trình bày sạch đẹp..
Đề kiểm tra học kỳ I
môn ngữ văn 9 – Đề số 2
Phần trắc nghiệm:
Câu 1 Văn bản được viết theo thể loại tuỳ bút là :
A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
B. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
C. Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái .
D. Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu
Câu 2 Miêu tả thói ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa là nội dung của văn bản :
A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
B. Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
C. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
D. Lục Vân Tiên Gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu
Câu 3.“ Khúc hảt ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm gồm ba phần thơ :
( 1) Lời ru khi giã gạo; ( 2 ) Lời ru tia bắp trên núi Ka – Lưi ; ( 3) Lời ru khi chuyển lán
Ba phần thơ trên được sắp xếp theo trình tự :
A.( 1) – ( 2) – ( 3 ) B .( 3 ) – ( 1 ) – ( 2 ) C. ( 2 ) – ( 1 ) – ( 3 ) D. ( 3 ) – ( 2 ) – ( 1 )
Câu 4 Ý nào không nói về vẻ đẹp của người mẹ được thẻ hiện qua bài thơ ?
A. Có tinh thần dũng cảm quên mình B. Luôn khát khao đất nước được độc lập tự do .
C. Thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, quê hương bộ đội .
D. Bền bỉ quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày .
Câu 5 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ”
Từ “ mặt trời ” trong câu thơ sau có sử dụng biện pháp
A. Chuyển nghĩa theo phương tức ẩn dụ B. Nhân hoá
C. So sánh D. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Câu 6 Nội dung ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy là :
A.Nhắc nhở mọi người lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn ”
B.Tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết
C. Kể chuyện cuộc đời mình
D. Tình đồng chí gắn bó sâu sắc
Câu 7 Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có những câu thơ sau đây , câu nào sử dụng thủ pháp lãng mạn :
A. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao B. Sóng đã cài then đêm sập cửa
C. Câu hát căng buồm cùng gió khơi D. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Câu 8 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì ?
A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên
C. Cảm hứng về chiến tranh D. Cả A và B
Câu 9 Độc thoại là hình thức :
A. Là lời của một người nào đó nói với chính mình .
B. Lời của một người nhằm vào một ai, có cất lên thành tiếng .
C. Đối đáp trò chuyện giữa hai người D. Câu nói có gạch đầu dòng
Câu 10 : Từ nào dưới đây là từ tượng hình
A. Mảnh khảnh B. Thì thầm C. Thánh thót D. Ha hả
Câu 11: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào?
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước. (Phạm Tiến Duật )
A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa .
Câu12: Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. (Tr Kiều - Nguyễn Du)
Là:
A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thúy Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào ?
Câu 2. .Kể lại một giấc mơ , trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
hhhhhh Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | A | A | A | A | A | A | D | A | A | C | D |
Câu 1
Học sinh nêu được các ý cơ bản sau :
Miêu tả ngoại hình hai chị em Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ - truyền thống của văn học cổ điển .
- Cách sử dụng từ ngữ miêu tả hai nhân vật có gì khác :
Với Thúy Vân : thua , nhường
Thúy Kiều : ghen hờn
- Cách miêu tả ấy dự báo tương lai của Thúy Vân êm đềm phẳng lặng còn tương lai Thúy Kiều đầy sóng gió bất trắc .
Câu 2 Nội dung : Định hướng mấy ý chính
Đưa ra giả định người viết có người thân đi xa (đi xa có thể hiểu là công tác xa , chuyển chổ ở tới nơi xa và cũng có thể là đã mất từ lâu … ) Người thân tức là có những kỉ niệm gắn bó sâu nặng , quen thuộc và thân thiết với người viết.
Hình thức kể lại một giấc mơ , trong giấc mơ em gặp ai , quan hệ với mình như thế nào ? Người ấy bây giờ ở đâu ? Làm gì ? . gặp lại thấy hình dáng , cử chỉ nét mặt , động tác , lời nói … ra sao ( tả người và tả hành động ) , kết thúc như thế nào ?
B.Phương pháp :
Bài làm phải vận dụng , kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm … trong thể văn tự sự . Bố cục bài làm chặt chẽ . Văn gọn gàng mạch lạc . Không sai lỗi chính tả và diễn đạt .
Biểu điểm :
Điểm 5-6 : Đáp ứng khá đầy đủ được các yêu cầu trên về nội dung lẫn phương pháp . Bài viết thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn thể văn tự sự với các yếu tố biểu cảm , miêu tả . Bài viết có cảm xúc .
Điểm 3-4 : Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nội dung . Bố cục tương đối hợp lí . Diễn đạt gọn , ít sai lỗi diễn đạt ( trên dưới 10 lỗi )
Điểm 1- 2 : Bài làm dưới mức trung bình . Không nắm vững về đặc trưng thể loại văn tự sự . Sai lỗi diễn đạt quá nhiều .
Điểm 0 : Viết vài dòng chiếu lệ . Hoặc viết mà chẳng có gì liên quan đến đề bài , hoặc sai lầm nghiêm trọng về tư tưởng nhận thức
Đề kiểm tra học kỳ I
môn ngữ văn 9 – Đề số 3
Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1 . Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại?
A. Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề
B. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực
C. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ D. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại
Câu 2 . Trong các từ cùng chỉ một loại cá sau, từ nào là phương ngữ Nam bộ?
A. Cá lóc B. Cá quả C. Cá tràu D. Cá chuối
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 3 đến 12:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..., cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng ?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lại dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng...
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 3. Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
A. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm B. Lập luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm
C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với thuyết minh
Câu 4. Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì?
A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế
C. Cách kể chuyện xen lẫn biểu cảm sinh động, chân thực
D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn
Câu 5. Câu “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù." là câu gì?
A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn
Câu 6. Đoạn trích trên thể hiện tâm sự của ai?
A. Ông Hai B. Tác giả C. Người đàn bà tản cư D. Mụ chủ nhà
Câu 7. Đoạn trích được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào ?
A. Độc thoại B. Đối thoại C. Đối thoại xen độc thoại D. Độc thoại nội tâm
Câu 8 . Thành phần gạch chân trong câu sau là lời dẫn gián tiếp. Đúng hay sai?
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..., cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.”
A. Đúng B. Sai
Câu 9 . Thành phần gạch chân trong câu “Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng...” được viết theo biện pháp tu từ nào?
A. Liệt kê B. Lặp từ C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ
Câu 10 . Dấu “...” ở cuối câu văn dẫn ở câu 9 có tác dụng gì?
A. Làm dãn nhịp điệu câu văn B. Thể hiện lời nói ngắt quãng
C. Thể hiện sự liệt kê chưa hết D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện một nội dung bất ngờ
Câu 11. Câu “Không thể được!” trong đoạn văn trên thuộc loại câu nào?
A. Nghi vấn B. Cầu khiến C. Cảm thán D. Trần thuật
Câu 12 . Từ nào sau đây không là từ Hán Việt?
A. tản cư B. đè nén C. kháng chiến D. lầm than
Phần tự luận (7 điểm)
1.Chi tiết “cái bóng” trong đoạn trích “ chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa như thế nào?
2. Viết đoạn văn khoảng 7 câu giới thiệu nhà văn Kim Lân
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 1
Trắc nghiệm (4 điểm):
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/A | D | A | A | B | C | A | D | A | A | C | C | B |
Tự luận 1. Chi tiết “cái bóng” là chất liệu nghệ thuật để thắt nút truyện và cũng để mở nút truyện , giải toả sự oan khiêng cho nhân vật Vũ Nương.
2. - Nội dung: nêu được những thông tin cơ bản về nhà văn Kim Lân (như phần chú thích đã ghi dưới văn bản Làng). (1 điểm)
- Hình thức: Viết được đoạn văn thuyết minh khoảng 7 câu, đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt dùng từ. (1 điểm)
15. (4 điểm):
Nội dung (3 điểm):
- Giới thiệu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và hình ảnh người lính trong bài. (0,5 điểm)
- Cảm nhận vẻ đẹp chân thực, bình dị của người lính thời kháng chiến chống Pháp. (1 điểm)
- Cảm nhận được vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của người lính thời kháng chiến chống Pháp. (1,5 điểm)
Hình thức (1 điểm): Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp.
Ngoài Tổng hợp 40 bộ đề thi khảo sát chấ lượng học kì 1 môn Văn 9 năm học 2021-2022 Có đáp án trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 9, Ngữ văn 9, Tiếng Anh 9, Vật lý 9, Hóa học 9, Sinh học 9…., Sách giáo khoa lớp 9, Sách điện tử lớp 9, Tài liệu hay và chất lượng khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!