Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn GDCD có đáp án
TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 10. Tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả môn GDCD 12 cao hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.
Câu 1. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính phù hợp về mặt nội dung
D. Tính bắt buộc chung
Câu 2. Hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là
A. Chính sách
B. Pháp luật
C. Chủ trương
D. Văn bản
Câu 3. Pháp luật mang giai cấp vì pháp luật do
A. Nhân dân ban hành
B. Nhà nước ban hành
C. Chính quyền các cấp ban hành
D. Các tổ chức xã hội ban hành
Câu 4. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và
A. Tổ chức thực hiện pháp luật
B. Xây dựng chủ trương, chính sách
C. Xây dựng kế hoạch phát triển đất nước
D. Tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân
Câu 5. Ông K kinh doanh có hiệu quả nhưng kẻ khai lợi nhuận trước thuế thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp làm thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Tòa án đã xử phạt và Nhà nước thu được số tiền thuế phải nộp từ ông K. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò gì dưới đây?
A. Là phương tiện để Nhà nước thu thuế của người vi phạm
B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội
C. Là công cụ phát triển kinh tế - xã hội
D. Là công cụ để Tòa án xử phạt người vi phạm
Câu 6. Thực hiện pháp luật là hành vi
A. Thiện chí của cá nhân, tổ chức
B. Hợp pháp của cá nhân, tổ chức
C. Tự nguyện của mọi người
D. Dân chủ trong xã hội
Câu 7. Vi phạm pháp luật là hành vi
A. Trái thuần phong mĩ tục
B. Trái pháp luật
C. Trái đạo đức xã hội
D. Trái nội quy của tập thể
Câu 8. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho
A. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
B. Các quan hệ chính trị của Nhà nước
C. Lợi ích của tổ chức, cá nhân
D. Các hoạt động của tổ chức, cá nhân
Câu 9. Trách nhiệm pháp lí và nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình?
A. Không cẩn thận
B. Vi phạm pháp luật
C. Thiếu suy nghĩ
D. Thiếu kế hoạch
Câu 10. Năng lực pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể
A. Nhận thức và điều khiển được hành vi của mình
B. Hiểu được hành vi của mình
C. Nhận thức và đồng ý với hành vi của mình
D. Có kiến thức về lĩnh vực mình làm
Câu 11. Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm này của anh A là hình thức thể hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 12. A vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại và đâm vào xe máy của B làm B bị ngã, xe bị hỏng nhiều chỗ. A đã bị Cảnh sát giao thông phạt tiền và đền bù cho B một số tiền. Trong trường hợp này, A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự và dân sự
B. Dân sự và kỉ luật
C. Kỉ luật và hành chính
D. Hành chính và dân sự
Câu 13. Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công đan còn bình đẳng trong việc
A. Thực hiện nghĩa vụ
B. Thực hiện trách nhiệm
C. Thực hiện công việc chung
D. Thực hiện nhu cầu riêng
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em
Câu 15. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong kinh doanh
B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường
C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng
D. Bình đẳng trong quản lí kinh doanh
Câu 16. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong
A. Quan hệ tài sản
B. Quan hệ nhân thân
C. Quan hệ chính trị
D. Quan hệ xã hội
Câu 17. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là biểu hiện bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Quyền bình đẳng trong lĩnh vực xã hội
B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh
C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
D. Quyền bình đẳng trong lao động
Câu 18. Anh A và anh B giao kết hợp đồng lao động về việc trồng cây cần sa trong nhà. VIệc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện
B. Bình đẳng
C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
D. Giao kết trực tiếp
Câu 19. Trong gia đình bác A, mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện
A. Bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình
B. Nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
C. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình
D. Trách nhiệm của cha mẹ và các con
Câu 20. Nhà nước quan tâm hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện
A. Sự quan tâm giữa các vùng miền
B. Bình đẳng giữa các dân tộc về phát triển xã hội
C. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế
D. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
Câu 21. Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc
B. Bình đẳng giữa các địa phương
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư
D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội
Câu 22. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền được bảo đảm an toàn trong cuộc sống
C. Quyền tự do cá nhân
D. Quyền được đảm bảo tính mạng
Câu 23. Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết
B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội
C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm
D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án
Câu 24. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Bảo đảm an toàn về thân thể cho công dân
B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tùy tiện
C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân
Câu 25. Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bản thân?
A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem
B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý
C. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem
D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác
Câu 26. Vì mâu thuẫn với nhau, N đã tung tin nói xấu về M lên facebook. Hành vi này của N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bí mật đời tư
B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
D. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook.
Câu 27. Nếu nhìn thấy một người trộm xe máy của người khác, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?
A. Lờ đi, coi như không biết
B. Báo cho Ủy ban nhân dân
C. Báo cơ quan công an
D. Hô to lên để người khác biết và đến bắt
Câu 28. Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây?
A. Ở bất cứ nơi nào
B. Trong các cuộc họp của cơ quan, trường học
C. Ở nhà riêng của mình
D. Ở nơi tụ tập đông người
Câu 29. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử
A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù
B. Người được giới thiệu ứng cử
C. Người đang đi công tác xa
D. Người đang điều trị ở bệnh viện
Câu 30. Mỗi cử tri đều tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây
A. Bỏ phiếu kín
B. Phổ thông
C. Gián tiếp
D. Tự nguyện
Câu 31. Công dân tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở địa phương và cả nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do cá nhân
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Quyền tham gia xây dựng nhà nước
D. Quyền được phát biểu ý kiến
Câu 32. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong văn bản nào dưới đây?
A. Luật doanh nghiệp
B. Hiến pháp
C. Luật hôn nhân và gia đình
D. Luật bảo vệ môi trường
Câu 33. M ở gần nhà mẫu giáo, thường xuyên chứng kiến bảo mẫu đánh các em nhỏ. Theo em M cần làm gì để thực hiện quyền tố cáo của công dân?
A. Báo ngay cô giáo mình
B. Báo cho bạn bè cùng biết
C. Báo ngay cho Tòa án nhân dân huyện
D. Báo ngay cho Ủy ban nhân dân xã mình
Câu 34. Những người học giỏi có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện
A. Quyền được phát triển của công dân
B. Quyền học tập của công dân
C. Quyền của học sinh giỏi
D. Quyền của học sinh phổ thông
Câu 35. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đoạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được khuyến khích
B. Quyền học tập
C. Quyền được phát triển
D. Quyền được ưu tiên
Câu 36. công dân có quyền học ở các bậc học khác nhau từ thấp đến cao là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học không hạn chế
B. Quyền học suốt đời
C. Quyền học ở mọi nơi
D. Quyền học ở mọi lứa tuổi
Câu 37. Để thực hiện xóa đói giảm nghèo, Nhà nước áp dụng một trong những biện pháp nào dưới đây?
A. Cho người nghèo vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh
B. Cho người nghèo mua thực phẩm với giá ưu đãi.
C. Tặng quà cho đối tượng này trong dịp lễ tết.
D. Yêu cầu các gia đình giàu giúp dỡ các gia đình nghèo.
Câu 38. Pháp luật nước ta quy định mọi người có quyền kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, là quy định về quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự chủ trong nền kinh tế thị trường
B. Quyền tự do kinh doanh
C. Quyền lao động
D. Quyền tự do tìm kiếm việc làm
Câu 39. Pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội không quy định về nội dung nào dưới đây?
A. Ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội
B. Phòng, chống mại dâm
C. Phòng, chống nạn tảo hôn
D. Phòng, chống ma túy
Câu 40. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh H xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Anh H chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi
B. Anh H đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí
C. Anh H đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh
D. Anh H cần học xong đại học mới được kinh doanh
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn GDCD
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | B | B | A | B | B | B | A | B | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | D | A | A | A | B | B | C | C | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | A | A | A | B | B | C | D | B | A | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | B | B | D | A | C | A | A | B | C | C |
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 3
- Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 4
- Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 5
- Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 6
- Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 7
- Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 8
- Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 9
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Giáo dục công dân có đáp án - Đề số 10. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.