Bài nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe

Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

Viết đoạn văn ngắn về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe 200 chữ

Khi Thượng đế tạo nên con người, Người đã ban cho con người năm giác quan. Một thiên thần ngạc nhiên hỏi: “Thính giác có ý nghĩa gì?”. Thượng đế mỉm cười: “Hãy biết lắng nghe!”.

Ngay từ thuở ấu thơ chúng ta sinh ra đều có đầy đủ năm giác quan do Thượng đế trao tặng (tuy có những trường hợp ngoại lệ) và đã bao giờ bạn tự hỏi chúng ta được Thượng đế ban bộ phận thính giác để làm gì? Đã bao giờ bạn hiểu hết câu nói “Hãy biết lắng nghe!” mà Thượng đế gửi gắm ở con người?

Cuộc sống bộn bề, xoay vòng trong biết bao lo toan thường nhật mà đôi khi chúng ta đã quên mất bản chất thực sự của việc lắng nghe. Bạn cho rằng lắng nghe là đón nhận những âm thanh đa dạng, đón nhận những nhịp sống sôi động, ồn ào? Có thể là yậy! Điều đó không sai nhưng cũng chưa hẳn đúng. Tôi không dám tự nhận mình là một nhà triết học nhưng tôi nghĩ lắng nghe chính là sự cảm nhận những rung động của trái tim mỗi người.

Một buổi sáng, ta thức giấc, mở tung cửa sổ, lắng nghe tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây xanh xào xạc đung đưa. Một buổi chiều, ta lặng lẽ ngắm nhìn ánh hoàng hôn lan nhanh, khẽ lắng nghe từng đàn chim vỗ cánh bay nhanh về tổ ấm. Chẳng phải ta đang thực hiện công việc lắng nghe đó sao? Song lắng nghe nếu chỉ dừng lại ở đấy, chưa đủ! Bạn xem một bộ phim đến đoạn kết thúc, bạn nghe một vở chèo gần lúc khép màn bỗng chợt “rỏ giấu một giọt nước mắt” (Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi), bạn đọc tác phẩm Thép đã tôi thế đấy bất chợt gặp câu nói của Paven Corsaghin “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống…”, hay gặp câu nói của cô bé Đanhi trong Lẵng quả thông (K. Pauxtôpxki): “Hỡi cuộc sống! Ta yêu người!” bạn chợt thấy yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người, yêu thêm những phút giây “một đi không trở lại”. Đó chính là bạn đã lắng nghe được thông điệp mà các nhà văn gửi trên trang giấy.

Nhưng nếu chỉ lắng nghe “tiếng nói văn nghệ” thì liệu bạn đã hiểu hết vai trò của lắng nghe? Tôi nghĩ, biết lắng nghe còn là “lắng nghe được tiếng nói của cuộc sống”. Ta bắt gặp một em nhỏ đi bán báo, đánh giày. Ta bắt những người khuyết tật phải đi ăn xin, bị hắt hủi, mắng mỏ. Ta bắt gặp những gia đình giàu có nhưng hạnh phúc lại quá mong manh trong bức tường ngăn của sự giả tạo. Ta bắt gặp nhiều lắm nhưng liệu ta đã biết lắng nghe?

Câu nói của Thượng đế thật giàu ý nghĩa nhưng không đúng cho tất cả mọi người. Có những người phải làm lụng vất vả, cuốn vào vòng xoáy của những lo toan hàng ngày, họ đâu có thời gian để lắng nghe? Không thể trách họ được bởi “cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nhấn chìm” (M. Moreti).

Song không thể phủ nhận cuộc sống ngày càng thay đổi, con người càng dễ đánh mất khả năng biết lắng nghe. Nếu như ai cũng biết lắng nghe thì đâu có những em nhỏ phải đi giúp việc trên thành phố và bị bạo hành nhiều năm, đâu có vụ bạo lực trẻ em ở trường mầm non tư nhân?…

Chúng ta, một phần tử nhỏ bé trong vòng quay cuộc sống, hãy cùng nhau đặt bàn tay lên trái tim và hãy… lắng nghe!

Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm