Bài nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

  • Dàn ý Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm
  • Văn mẫu Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm
  • Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm - Bài làm 2
  • Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm - Bài làm 3

Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm nhiều tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm.

(Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Trách nhiệm: là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người.

Vô trách nhiệm: trái ngược trách nhiệm, là việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình.

b. Phân tích

• Biểu hiện của người có trách nhiệm và người vô trách nhiệm:

- Người có trách nhiệm: luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục.

- Người vô trách nhiệm: không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình.

• Lợi ích và tác hại:

Lợi ích của trách nhiệm: giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng.

Tác hại của việc vô trách nhiệm: mất lòng tin ở mọi người, khó thành công trong công việc và cuộc sống…

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho người có trách nhiệm và người vô trách nhiệm trong bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Mở rộng

Cuộc sống của mỗi người do mỗi người tự lựa chọn và định hướng, hãy trở thành một người để người khác học tập theo.

Khi chúng ta rèn luyện được đức tính “trách nhiệm”, ta sẽ rèn luyện được nhiều đức tính quý báu khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tinh thần trách nhiệm và vô trách nhiệm; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Văn mẫu Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

Câu chuyện về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay khiến cho chúng ta có nhiều quan tâm. Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người. Còn ngược lại, việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình, đó là biểu hiện của thói vô trách nhiệm. Nói về tinh thần trách nhiệm, đây là vấn đề thuộc về đạo lí của con người. Sống trong đời này, trách nhiệm với gia đình, bạn bè, xã hội và công việc là điều tất yếu. Nó khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và tâm hồn cao đẹp của chúng ta. Con cái có trách nhiệm với gia đình, công dân có trách nhiệm với xã hội, đó là đạo lí muôn đời. Nhưng trên hết, con người còn phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Vì nếu không sống tốt với chính mình thì chẳng thể sống tốt với ai. Bởi vậy, xã hội ngày nay những con người sống có trách nhiệm thực sự đáng ca ngợi và trân trọng. Những người con dù tuổi đã cao vẫn chăm sóc mẹ già, dù bệnh tật, tật nguyền vẫn cố gắng nuôi bản thân, thậm chí nuôi cả bố mẹ… Hay có rất nhiều bạn trẻ, nhận thức được sứ mệnh của mình nên sống cống hiến, sống vì cộng đồng từ những việc làm nhỏ như đi tình nguyện, giúp đỡ người nghèo, thu gom rác thải… Sống có trách nhiệm mang đến sức lan tỏa rộng lớn cho mọi người trong xã hội. Ngược lại, thói vô trách nhiệm lại gây nhiều mối nguy hại lớn. Cứ nghĩ chỉ cần vứt một chút rác thôi chảng ảnh hưởng gì đến môi trường đâu; tiêu một chút tiền thôi, bố mẹ không nghèo đi đâu; lười học một hôm thôi chắc không học dốt đi đâu; chơi hôm nay thôi không ảnh hưởng gì đến tương lai đâu… Chỉ cần mỗi thứ một chút, một chút thôi, chúng ta không ngờ thành thói quen, mà lâu dần thành thói vô trách nhiệm lúc nào không hay vậy. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, xã hội và quan trọng nhất là bản thân. Chỉ cần một hành động nhỏ hôm nay bạn có thể biến mình thành người có trách nhiệm hay vô trách nhiệm ngày mai!

Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm - Bài làm 2

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4.0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng, thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ nội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành.

Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm - Bài làm 3

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sữa lỗi khi phạm sai lầm... Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

---------------------------

Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm, mong rằng bạn đọc có thể học tập tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm