Mã trường Đại học Lâm nghiệp
TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh Mã và thông tin trường Đại học Lâm nghiệp (Phía Bắc). Nội dung tài liệu đã được tổng hợp chi tiết và chính xác. Mời các bạn tham khảo.
Ký hiệu: LNH
Loại hình: Công lập
Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Điện thoại: +84.433.840223
Website: vnuf.edu.vn
Tên trường Đại học Lâm nghiệp bằng tiếng anh: Forestry University
1. Đối tượng tuyển sinh
a. Tuyển sinh đại học
Đối tượng tuyển sinh tại Trường Đại học lâm nghiệp (Cơ sở chính tại Hà Nội) và Phân hiệu Trường Đại học lâm nghiệp tại tỉnh Đông Nai (sau đây gọi tắt là Phân hiệu): là học sinh đã tốt nghiệp bậc THPT và tương đương và đạt các tiêu chí xét tuyển của Trường Đại học Lâm nghiệp theo từng phương thức xét tuyển.
b. Tuyển sinh liên thông giữa trình độ trung cấp, cao đẳng với trình độ đại học
Đối tượng tuyển sinh là người tốt nghiệp trình độ trung cấp, tốt nghiệp trình độ cao đẳng và các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc
3. Phương thức tuyển sinh: Kết hợp thi tuyển và xét tuyển;
Năm 2018, Trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh tại 2 cơ sở đào tạo theo 3 phương thức sau:
- Phương thức 1: xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia năm 2018;
- Phương thức 2: xét kết quả học tập năm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển hoặc tổng điểm trung bình cả năm của 3 năm học lớp 10, 11, 12.
- Phương thức 3: Tổ chức thi tuyển sinh (dự kiến thi vào tháng 11-12, nếu còn chỉ tiêu tuyển sinh).
⇒ Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Lâm nghiệp LNH các năm
4. Chỉ tiêu tuyển sinh
5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:
a. Đối với phương thức 1: thí sinh dùng điểm kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển.
- Điểm các thi THPT Quốc gia theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ GD & ĐT và của Trường Đại học Lâm nghiệp.
- Môn xét tuyển vào bậc đại học quy định cho từng ngành học theo phương thức 1 được thể hiện ở Bảng 05 (áp dụng cơ sở chính), Bảng 06 (áp dụng cho Phân hiệu tỉnh Đồng Nai).
- Điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực nếu có.
- Xét điểm theo tổ hợp từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu (bằng tổng điểm các môn dùng để xét tuyển + điểm ưu tiên).
b. Đối với phương thức 2: thí sinh dùng kết quả học tập bậc THPT để xét tuyển
- Bước 1: Xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (sàn xét tuyển):
+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển năm lớp 12 đạt từ 5,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10); Hoặc trung bình chung của tổng điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 5,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
+ Tổ hợp các môn xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT năm lớp 12 giống tổ hợp môn xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia (như phương thức 1) tại Bảng 05 (áp dụng cơ sở chính), Bảng 06 (áp dụng cho Phân hiệu tỉnh Đồng Nai).
- Bước 2: Tính điểm trúng tuyển (các điểm thành phần theo thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân) cho các thí sinh đạt sàn xét tuyển.
Điểm trúng tuyển được tính theo công thức:
ĐTT = (ĐM1 + ĐM2 + ĐM3) + Đ4
Trong đó: + ĐTT: Điểm trúng tuyển;
+ ĐM1: Điểm trung bình Môn 1 cả năm lớp 12/Điểm tổng kết năm lớp 10;
+ ĐM2: Điểm trung bình Môn 2 cả năm lớp 12/ Điểm tổng kết năm lớp 11;
+ ĐM3: Điểm trung bình Môn 3 cả năm lớp 12/ Điểm tổng kết năm lớp 12;
+ Đ4: Điểm ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực.
Xét điểm trúng tuyển từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu.
c. Phương thức 3: tổ chức thi tuyển sinh
Phương thức thi tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện từ năm 2017. Đối với năm 2018, Nhà trường tiếp tục thực hiện phương thức thi tuyển sinh riêng được tổ chức dự kiến vào tháng 11-12 nếu còn chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được thông báo chi tiết trên website của trường Đại học Lâm nghiệp theo địa chỉ: http://tuyensinh.vfu.edu.vn/trang-chu).
- Tổ hợp các môn thi tuyển sinh gồm: Toán, Vật lý, Hóa học. Hình thức thi bài làm tự luận, thời gian làm bài mỗi môn 180 phút.
- Phương pháp xét tuyển vào đại học:
+ Bước 1: Tính điểm xét tuyển (các điểm thành phần theo thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân) cho các thí sinh không có môn thi nào bị điểm liệt.
Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
ĐXT = (ĐM1 + ĐM2 + ĐM3) + Đ4
Trong đó: - ĐXT: Điểm xét tuyển;
- ĐM1: Điểm môn thi 1;
- ĐM2: Điểm môn thi 2;
- ĐM3: Điểm môn thi 3;
- Đ4: Điểm ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực.
+ Bước 2: Xác định người trúng tuyển
Xét tuyển Điểm xét tuyển từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu.
- Công tác tổ chức thi tuyển sinh, bao gồm: chuẩn bị cho kỳ thi; đối tượng và điều kiện dự thi; tổ chức đăng ký dự thi; trách nhiệm của thí sinh; công tác đề thi; coi thi; chấm thi; phúc khảo; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra, khen thưởng, xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm được thực hiện theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế Thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định của Quy chế Tuyển sinh chính và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hồ sơ đăng ký dự thi bao gồm:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của nhà trường tại Phụ lục 1);
+ Bản sao bằng tốt nghiệp THPT đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2017; Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2017 (bản chính).
+ Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên nếu có.
+ Học bạ THPT (bản sao).
+ 2 ảnh cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 6 tháng.
+ Hai phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh và số điện thoại để Trường thông báo kết quả xét tuyển.
- Lệ phí dự thi tuyển sinh: 30.000 đồng/môn thi.
6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:
- Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp: Trong cùng một ngành, điểm xét tuyển của các tổ hợp dựa vào ngưỡng đảm bảo chất lượng của Bộ GD & ĐT, không có điểm chênh lệch giữa các tổ hợp.
- Các điều kiện phụ khi xét tuyển (nếu có):
Trong trường hợp có nhiều thí sinh có mức điểm bằng nhau và số lượng thí sinh tại mức điểm này vượt quá chỉ tiêu xác định, Trường sẽ sử dụng điều kiện phụ để xét tuyển. Cụ thể:
Ưu tiên thí sinh có điểm thi Môn 1 của tổ hợp đó cao hơn để xét tuyển (Ví dụ: Môn 1 của tổ hợp Toán - Lý - Hóa là môn Toán, của tổ hợp Toán - Lý - Anh là môn Toán, của tổ hợp Toán - Hóa - Sinh là môn Toán, của tổ hợp Toán - Văn - Anh là môn Toán, của tổ hợp Toán - Hóa - Anh là môn Toán); nếu có nhiều thí sinh có điểm thi Môn 1 bằng nhau vượt quá số lượng thí sinh trúng tuyển được nhà Trường xác định, sẽ ưu tiên thí sinh có điểm thi Môn 2 cao hơn để xét tuyển.
7. Tổ chức tuyển sinh
2.7.1. Thời gian tuyển sinh
Trường Đại học Lâm nghiệp nhận hồ sơ xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ Gíao dục và Đào tạo và theo kế hoạch tuyển sinh của Nhà trường, các đợt xét tuyển được công bố công khai trên Website của Trường, cụ thể như sau:
- Xét tuyển theo kết quả điểm thi THPT quốc gia (phương thức tuyển sinh 1): theo lịch tuyển sinh của Bộ GD & ĐT.
- Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (phương thức tuyển sinh 2): kế hoạch nhận hồ sơ từ ngày 01/4/2018 đến 30/11/2018, gồm 4 đợt xét tuyển:
+ Đợt 1: nhận hố sơ từ 01/4 - 29/5/2018, thông báo kết quả xét tuyển ngày 30/5/2018.
+ Đợt 2: nhận hố sơ từ 01/6 - 29/7/2018, thông báo kết quả xét tuyển ngày 30/7/2018.
+ Đợt 3: nhận hố sơ từ 01/8 - 29/9/2018, thông báo kết quả xét tuyển ngày 30/9/2018.
+ Đợt 4: nhận hố sơ từ 01/10 - 29/11/2018, thông báo kết quả xét tuyển ngày 30/11/2018.
- Tuyển sinh theo phương thức thi tuyển (phương thức 3): Nếu đến ngày 30/11/2018 các ngành học chưa tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức kỳ thi tuyển sinh trong tháng 12/2018.
2.7.2. Phương thức đăng ký xét tuyển
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức dùng điểm thi THPT Quốc gia:
Thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Bộ Giáo dục và đào tạo) cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia theo quy chế tuyển sinh.
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức dùng kết quả học tập bậc THPT:
- Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT), lệ phí đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc trực tiếp tại trường.
- Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của nhà trường);
+ Bản sao bằng tốt nghiệp THPT đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2018; Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2018 (bản chính).
+ Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên nếu có.
+ Học bạ THPT (bản sao)
+ Hai phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh và số điện thoại để Trường thông báo kết quả xét tuyển.
* Đăng ký xét tuyển online: Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển online trên website nhà trường theo địa chỉ:
+ Đăng ký học tại Cơ sở chính Hà Nội theo địa chỉ: www.vnuf.edu.vn.
+ Đăng ký học tại Phân hiệu tỉnh Đồng Nai theo địa chỉ www.vnuf2.edu.vn.
8. Chính sách ưu tiên
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Lệ phí xét tuyển
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Học phí dự kiến
- Học tại Cơ sở chính Hà Nội: Mức học phí năm 2018 là 220.000 đồng/tín chỉ.
- Học tại Phân hiệu tỉnh Đồng Nai: Mức học phí năm 2018 là 220.000 đồng/tín chỉ.
Nhà trường sẽ thực hiện lộ trình tăng học phí của Chính phủ ban hành theo Nghị định số 86/QĐ-CP ngày 02/10/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi: