Hạnh kiểm như thế nào để được dự thi THPTQG và xét tuyển ĐH?

Rất nhiều thí sinh chỉ tập trung vào việc học mà quên mất hạnh kiểm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện để thi THPTQG và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Lịch thi THPT Quốc gia năm 2017 chính thức

Kỳ thi THPT Quốc gia 2017: Bị điểm liệt 1 môn có trượt tốt nghiệp?

Quy định điểm liệt 2017 cho thi THPT Quốc gia, Đại học

Hạnh kiểm như thế nào để được dự thi THPTQG và xét tuyển ĐH?

Chỉ vì một vài lỗi không đáng có trong 3 năm cấp THPT mà nhiều thí sinh phải nhận xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu, kém. Những tưởng hạnh kiểm không ảnh hưởng đến thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ nhưng thực tế nó là 1 trong những điều kiện quyết định thí sinh có hay không được dự thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ.

Đối với thi tốt nghiệp THPT

Năm 2016, điều kiện để dự thi THPTQG bao gồm cả thí sinh THPT và thí sinh tự do (chưa tốt nghiệp) là hạnh kiểm lớp 12 phải xếp loại từ Trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém.

Riêng thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương mới đủ điều kiện dự kì thi THPTQG.

Ví dụ: Kì thi THPTQG năm 2015, cụm thi Vinh có 6 thí sinh không được dự thi do hạnh kiểm yếu. 6 thí sinh này phải dự thi vào kì thi THPTQG năm sau với điều kiện phải có giấy xác nhận của UBND xã xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức, tuân thủ pháp luật.

Đối với các trường khối Quân đội, Công an

Theo quy định tuyển sinh của các trường thuộc khối Quân đội, Công an, thì tất cả các thí sinh dự thi vào khối ngành này đều phải qua sơ tuyển tại công an, quân đội các tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng kí hộ khẩu thường trú.

Một trong những điều kiện bắt buộc để được dự thi vào các trường này là trong 3 năm THPT thí sinh phải có hạnh kiểm khá trở lên. Như vậy dù thí sinh có đủ điều kiện về sức khỏe, thân nhân, học lực... nhưng trong 3 năm THPT thí sinh có 1 hoặc nhiều kì đạt xếp loại trung bình trở xuống thì thí sinh cũng không đủ điều kiện để xét tuyển vào các trường Quân đội, Công an.

Đối với các trường xét tuyển dựa vào bài thi THPTQG

Các trường đào tạo Sư phạm:

Đặc thù của ngành Sư phạm yêu cầu về hạnh kiểm để xét tuyển đối với các thí sinh cũng rất khắt khe. Thí sinh không phải nộp hồ sơ sơ tuyển như khối ngành Quân đội, Công an. Tuy nhiên, điều kiện để xét tuyển vào các trường Sư phạm cũng yêu cầu thí sinh phải đạt hạnh kiểm khá, tốt trong 3 năm THPT.

Như năm 2015, năm đầu tiên tổ chức kì thi THPTQG, có 15 trường hợp thí sinh đủ điểm để đỗ vào trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế và đã nhận được giấy báo nhập học. Tuy nhiên, khi đến làm thủ tục đối chiếu hồ sơ thì các thí sinh này không đạt yêu cầu về hạnh kiểm. Theo quy định, các thí sinh này chắc chắn không thể trúng tuyển vào ĐH Sư Phạm - ĐH Huế.

Một số trường ngoài sư phạm cũng yêu cầu về hạnh kiểm phải đạt loại trung bình, khá, tốt trong 3 năm THPT hoặc lớp 12 khi xét tuyển như trường như Đại học Ngoại thương, ĐH Quốc gia TP HCM, Đại học Y tế cộng đồng,...

Đối với các trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT

Các trường xét tuyển theo học bạ THPT cũng đặt ra những điều kiện nhất định để xét tuyển vào trường. Trong đó có rất nhiều trường đòi hỏi thí sinh phải có hạnh kiểm 3 năm THPT phải xếp loại khá trở lên. Như năm 2016, để được xét tuyển bằng học bạ vào trường ĐH Hàng hải, thí sinh phải đạt 3 tiêu chí: Tốt nghiệp trung học phổ thông, hạnh kiểm được xếp loại tốt trong 3 năm THPT, điểm trung bình học tập đảm bảo điều kiện xét tuyển. Tương tự như vậy các trường xét học bạ như ĐH Quốc tế miền Đông, ĐH Kinh tế Nghệ An, Học viện Tài chính,...yêu cầu thí sinh có hạnh kiểm Trung bình trở lên trong 3 năm cấp 3 hoặc lớp 12 mới đủ điều kiện xét tuyển.

Đối với các trường tổ chức thi năng khiếu, đánh giá năng lực

Các trường như Học viện báo chí Tuyên truyền, ĐH Quốc gia HN, các trường nghệ thuật cũng yêu cầu thí sinh phải đạt hạnh kiểm trung bình trở lên trong 3 năm THPT hoặc năm lớp 12 mới đủ điều kiện để xét tuyển vào trường.

Nhiều thí sinh chỉ vì 1 học kì xếp loại dưới trung bình mà đánh mất cơ hội vào trường đại học mà mình mơ ước. Vì vậy, các thí sinh không chỉ tập trung vào việc trau dồi kiến thức mà còn phải rèn luyện cả đạo đức trong 3 năm THPT để có thể đạt hạnh kiểm khá, tốt thì cánh cửa vào các trường ĐH, CĐ mới rộng mở.

Mỗi trường ĐH, CĐ lại có những yêu cầu khác nhau về điều kiện xét tuyển theo từng năm. Các thí sinh cần tìm hiểu và theo dõi phương án xét tuyển của trường mà mình đăng kí.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm