Đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa 

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Chuyên Đại học Vinh Lần 1 được TimDapAntổng hợp biên soạn hướng dẫn chi tiết đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa. Hy vọng giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu luyện tập cũng như rèn luyện kĩ năng giải đề thi.

Mời các bạn tham khảo một số đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa trên cả nước:

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa trường THPT Bình Xuyên Vĩnh Phúc
  • Đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa liên trường THPT Bà Rịa Vũng Tàu

SỞ GD&ĐT TỈNH NGHỆ AN

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT – LẦN 1

Năm học 2020 – 2021

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh:..........................................................

Số báo danh:..................................................................

Câu 1 (NB): Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

B. H2 + CuO nung nóng → Cu + H2O.

C. Fe + H2SO4 (dung dịch loãng) → FeSO4 + H2.

D. Cu + H2SO4 (dung dịch loãng) → CuSO4 + H2.

Câu 2 (NB): Polime nào dưới đây điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Xenlulozơ trinitrat.

B. Nilon-6.

B. C. Nilon-6,6.

D. Polietilen.

Câu 3 (TH): Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 4 (TH): Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH trong điều kiện thích hợp. Số trieste được tạo ra tối đa thu được là

A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 5 (TH): Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng. X không tác dụng Na, NaHCO3. Tên gọi của X là

A. metyl fomat.

B. etyl axetat.

C. ancol propylic.

D. axit axetic.

Câu 6 (TH): Cho dãy các chất: C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.

Câu 7 (NB): Công thức phân tử của của saccarozơ là

A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C2H4O2. D. C6H10O5.

Câu 8 (NB): Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Metyl axetat.

B. Tristearin.

C. Metyl axetat.

D. Phenyl acrylat.

Câu 9 (VD): Đốt cháy hoàn toàn este X bằng lượng oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy xuất hiện 20 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 12,4 gam. Công thức chung của X là

A. CnH2n-2O2. B. CnH2nO2. C. CnH2n-2O4. D. CnH2n-4O4.

Câu 10 (NB): Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các este là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.

B. Một số este có mùi thơm hoa quả được sử dụng làm hương liệu.

C. Este tan nhiều trong nước.

D. Một số este được dùng làm dung môi để tách chiết chất hữu cơ.

Câu 11 (NB): Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Ag. B. Cu. C. Cr. D. Hg.

Câu 12 (NB): Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. glucozơ và sobitol.

B. fructozơ và sobitol.

C. glucozơ và fructozơ.

D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 13 (NB): Chất nào sau đây là amin bậc 2?

A. Etylamin.

B. Phenylamin.

C. Đimetylamin.

D. Isopropylamin.

Câu 14 (TH): Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm etyl axetat và etyl propionat thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng H2O thu được là

A. 100,8 gam. B. 12,6 gam. C. 50,4 gam. D. 25,2 gam.

Câu 15 (NB): Cho các chất: etyl fomat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, glyxin. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 16 (NB): Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ tằm.

B. Tơ nilon-6,6.

C. Tơ nilon-6.

D. Tơ nitron.

Câu 17 (NB): Este CH3COOCH3 có tên gọi là

A. metyl axetat.

B. metyl fomat.

C. metyl propionat.

D. vinyl axetat.

Câu 18 (TH): Cho các chất: (1) metylamin; (2) amoniac; (3) etylamin; (4) anilin; (5)
đimetylamin. Thứ tự tính bazơ tăng dần là

A. (2) < (1) < (3) < (4) < (5).

B. (2) < (5) < (4) < (3) < (1).

C. (4) < (2) < (1) < (3) < (5).

D. (4) < (5) < (2) < (3) < (1).

Câu 19 (TH): Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 20 (NB): Số nguyên tử H trong phân tử alanin là

A. 9. B. 7. C. 11. D. 5.

Câu 21 (TH): Hợp kim nào sau đây Fe bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với không khí ẩm?

A. Fe-Mg.

B. Fe-C.

C. Fe-Zn.

D. Fe-Al.

Câu 22 (NB): Kim loại nào sau đây tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội?

A. Fe. B. Cu. C. Cr. D. Al.

Câu 23 (VD): X là một este không no trong phân tử chứa 2 liên kết pi (π), mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam X cần vừa đủ 7,2 gam O2. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện X là

A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 24 (VD): Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn 73,8 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,8 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 21,8 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 98,6. B. 76,8. C. 84,0. D. 80,4.

Câu 25 (VD): Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là

A. 20,70. B. 10,35. C. 36,80. D. 27,60.

Câu 26 (VD): Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít H2 (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của V là

A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12.

Câu 27 (TH): Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, metyl amoni axetat, nilon-6,6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 28 (VD): Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol nCO2 : nH2O = 1 : 2. Công thức phân tử của 2 amin là

A. C4H9NH2 và CH3NH2.

B. C3H7NH2 và C4H9NH2.

C. C3H7NH2 và C2H5NH2.

D. CH3NH2 và C2H5NH2.

Câu 29 (VD): Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là

A. 17,96. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,72.

Câu 30 (VD): Dẫn 3,36 lít khí CO (đktc) qua m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với He bằng 10,2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 8,0. B. 6,4. C. 6,0. D. 5,0.

Câu 31 (VD): Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm metyl axetat và etyl axetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 12,2. B. 8,2. C. 23,6. D. 16,4.

Câu 32 (TH): Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(b) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.

(c) Poliisopren là hiđrocacbon.

(d) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.

(e) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.

(g) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn. Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 33 (VD): Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, C6H5ONa (dung dịch), NaOH (dung dịch), CH3COOH (dung dịch), HCl (dung dịch loãng). Cho từng cặp chất tác dụng với nhau ở điều kiện thích hợp, số cặp chất có phản ứng xảy ra là

A. 8. B. 12. C. 10. D. 9.

Câu 34 (TH): Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.

(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.

(c) Dung dịch alanin làm đổi màu quỳ tím.

(d) Tristearin có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t°).

(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.

(g) Anilin là chất lỏng, hầu như không tan trong nước. Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 35 (VDC): Hỗn hợp A gồm MgO, Fe2O3, FeS và FeS2. Người ta hòa tan hoàn toàn m gam A trong H2SO4 đặc nóng dư thu SO2, dung dịch sau phản ứng chứa 155m/67 gam muối. Mặt khác hòa tan m gam A trên vào HNO3 đặc nóng dư thu 14,336 lít hỗn hợp khí gồm SO2 và NO2 có tổng khối lượng là 29,8 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu 28,44 gam muối. Biết trong A oxi chiếm 10m/67 về khối lượng. Phần trăm FeS trong A gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 28. B. 30. C. 33. D. 34.

Câu 36 (VDC): Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 cógiá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 2,7. B. 1,1. C. 4,7. D. 2,9.

Câu 37 (VDC): Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 56,84 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 2,31 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 46,64 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 4,64%. B. 13,93%. C. 9,29%. D. 6,97%.

Câu 38 (VDC): Cho x mol hỗn hợp kim loại A và B tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được khí Z và dung dịch T chỉ chứa A2+; B3+; NO3-; trong đó sốmol ion NO3- gấp 2,5 lần số mol 2 ion kim loại. Biết tỉ lệ x : y = 8 : 25. Khí Z là

A. N2O. B. NO2. C. NO. D. N2.

Câu 39 (VD): Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 16 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí H2 thoát ra, đồng thời khối lượng thanh kim loại không đổi so với trước phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị a là

A. 0,24. B. 0,28. C. 0,32. D. 0,20.

Câu 40 (VD): Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với H2 là x. Giá trị của x là

A. 19,6. B. 18,2. C. 19,5. D. 20,1.

.....................

----------------HẾT---------------

Nhìn chung, Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Chuyên Đại học Vinh Lần 1 được đánh giá khá hay và nhiều câu hỏi khó. Vẫn đảm bảo bám sát cấu trúc nội dung các năm trước, giúp đánh giá đúng năng lực phân loại. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!