Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 đang ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử có tài liệu ôn tập để nắm vững kiến thức, nâng cao kĩ năng giải đề thi. Thư viện đề thi TimDapAnđã sưu tầm và xin giới thiệu tới các bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Ninh Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
(Đề thi gồm 06 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN LỊCH SỬ - LẦN II
Thời gian :50 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi
LS001

Câu 1: Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 có lợi thực tế cho ta?

A. Pháp công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.
B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ.
C. Pháp công nhận ta có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
D. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15 nghìn quân Pháp ra miền Bắc thay Trung Hoa Dân quốc

Câu 2: Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết, Mỹ đã có hành động gì ở miền Nam?

A. Đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam.
B. Dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
C. Đưa quân các nước đồng minh của Mỹ vào miền Nam.
D. Xây dựng hệ thống "Ấp chiến lược", đẩy mạnh bình định miền Nam.

Câu 3: Lí do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng cho Trung Hoa Dân quốc trước 06/3/1946 về một số quyền lợi kinh tế, chính trị?

A. Hạn chế việc Pháp và Trung Hoa Dân quốc câu kết với nhau.
B. Ta chưa đủ sức đánh 20 vạn Trung Hoa Dân quốc
C. Trung Hoa Dân quốc có bọn tay sai hỗ trợ từ bên trong.
D. Tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

Câu 4: Chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngoài việc ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, Mĩ còn muốn ngăn chặn nguồn chi viện nào khác?

A. Từ bên ngoài vào miền Bắc. B. Từ miền Bắc sang Lào và Campuchia.
C. Từ Trung Quốc vào miền Bắc. D. Từ miền Bắc sang Lào.

Câu 5: Khi về nước những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp đào tạo tại Quảng Châu(Trung Quốc) đã truyền bá lí luận nào trong nhân dân?

A. Cách mạng giải phóng dân tộc. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cách mạng dân chủ tư sản. D. Cách mạng vô sản.

Câu 6: Chiến thắng được đánh giá là "chấn động địa cầu" của quân và dân Việt Nam diễn ra trong thời kỳ nào?

A. 1919 – 1930 B. 1930 – 1945 C. 1945 – 1954 D. 1954 – 1975

Câu 7: Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khi

A. nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945).
B. miền Bắc được giải phóng (1954)
C. đất nước độc lập thống nhất (1975)
D. đất nước đổi mới (1986).

Câu 8: Cuộc xung đột thể hiện rõ nhất sự cân bằng lực lượng giữa hai phe TBCN và XHCN là

A. cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương (1945 - 1954).
B. sự phong toả, cấm vận Cuba của Mĩ.
C. cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
D. cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).

Câu 9: Hình thức đấu tranh chủ yếu của cách mạng miền Nam trước năm 1959 là

A. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị.
B. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
C. đấu tranh quân sự.
D. đấu tranh chính trị.

Câu 10: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy". Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện nào?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
C. Tuyên ngôn độc lập
D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

Câu 11: Nội dung nào không phải là nguyên nhân cơ bản khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986?

A. Những thay đổi của tình hình thế giới.
B. Khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước.
C. Khủng hoảng của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
D. Do hậu quả của chiến tranh

Câu 12: Thời cơ "ngàn năm có một" của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật
B. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp.
C. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới được xác định trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) là

A. giành độc lập dân tộc.
B. giành dân chủ, bảo vệ hòa bình.
C. chống phát xít, chống chiến tranh.
D. tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 14: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1. Cao trào kháng Nhật cứu nước
2. Nhật xâm lược Đông Dương.
3. Mặt trận Việt Minh ra đời
4. Nhật đảo chính Pháp.

A. 4 – 1 – 3 - 2 B. 3 – 4 – 2 - 1 C. 2 – 3 – 4 - 1 D. 1 – 3 – 2 - 4

Câu 15: Đặc điểm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là

A. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam
B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam
C. Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam
D. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam

Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ"?

A. lực lượng quân đội để tiến hành các chiến lược chiến tranh
B. loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới.
C. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
D. chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Câu 17: Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã xác định: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là

A. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước
B. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.
C. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.
D. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 18: Biểu hiện nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hóa?

A. sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
B. sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ.
C. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
D. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 19: Ý nào sau đây không chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của nhân dân ta đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ?

A. Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh.
B. Ta đã đánh thẳng vào các sào huyệt của quân Mĩ ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
C. Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. Mĩ đến bàn Hội nghị Pari để đàm phán với ta.

Câu 20: Tạm ước Việt – Pháp ngày 14/9/1946 ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi gì?

A. Chấp nhân cho 15 000 quân Pháp ra Bắc
B. Một số quyền lợi kinh tế và văn hóa.
C. Một số quyền lợi chính trị - quân sự
D. Một số quyền lợi kinh tế - quân sự.

Câu 21: "Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự...thực sự là nhà nước của dân do dân vì dân" . Đó là mục đích của:

A. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.
B. Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945
C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám 1945
D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (06/1/1946)

Câu 22: Khó khăn nào lớn nhất đưa chı́nh quyền cách mang nước ta sau ngày 2/9/1945 vào tình thế ''ngàn cân treo sợi tóc''?

A. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng
B. Các tổ chức cách mang trong nước ngóc đầu dây chống phá cách mang̣
C. Âm mưu của Trung hoa dân quốc và Pháp
D. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.

Câu 23: Cơ sở nào dưới đây để Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)?

A. Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng xã hội.
B. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân, trí thức lên nắm chính quyền.
C. Không chỉ giành độc lập cho dân tộc mà còn giành ruộng đất cho dân cày.
D. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân lên nắm chính quyền.

Câu 24: Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).
B. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).
D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).

Câu 25: Nét chung của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. bùng nổ, giành được thắng lợi to lớn. B. bị đàn áp, không phát triển.
C. tất cả đều bị thất bại. D. phát triển lẻ tẻ vài nơi.

Câu 26: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

A. ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị.
B. ngả về phương Tây và khôi phục quan hệ với các nước châu Á.
C. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
D. bảo vệ hòa bình và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 27: Ý nào sau đây không phản ánh được điểm mới của "chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh" so với các chiến lược trước đó?

A. Là hình thức chiến tranh xâm lược mới của Mĩ ở miền Nam
B. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp với quân Mĩ.
C. Gắn "Việt Nam hoá chiến tranh" với "Đông Dương hoá chiến tranh"
D. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước Xã hội chủ nghĩa

Câu 28: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2?

A. áp dụng thành tựu KH-KT .
B. buôn bán vũ khí, không bị chiến tranh
C. sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn
D. tận dụng vốn đầu tư bên ngoài

Câu 29: Cho các sự kiện sau:

1. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh".
2. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
3. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

Hãy sắp xếp các sự kiện trên cho đúng với trình tự thời gian các chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam (từ 1954-1975)

A. 1, 2, 3. B. 3, 2, 1. C. 2, 3, 1. D. 2, 1, 3.

Câu 30: "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" là tinh thần và khí thế của ta trong Chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Tây nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.

Câu 31: Từ nguyên nhân phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cần học tập gì trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?

A. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giảm chi phí quốc phòng.
B. Đầu tư có hiệu quả cho giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
C. Thu hút nhân tài, hợp tác quốc tế.
D. Tự lực, tự cường, thúc đẩy kinh tế phát triển bằng mọi giá.

Câu 32: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là

A. kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc.
D. mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 33: Bản đồ chính trị của thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc sau chiến tranh thế giới thứ hai là do

A. cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh.
B. sự thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.
C. sự hình thành hệ thống CNXH trên thế giới.
D. sự hình thành trật tự hai cực Ianta.

Câu 34: Sự kiện nào đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản?

A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929)
B. Pháp thực hiện chính sách "Kinh tế chỉ huy".
C. Pháp tăng cường đầu tư vốn ở Đông Dương.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).

Câu 35: Yếu tố nào dưới đây giúp cho cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu?

A. Điều kiện chủ quan thuận lợi.
B. Điều kiện khách quan thuận lợi.
C. Nhân dân đã vùng lên đấu tranh đồng loạt ở khắp các địa phương.
D. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Câu 36: Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là

A. nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, bùng nổ dân số.
B. chủ nghĩa khủng bố hoành hành.
C. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
D. chiến tranh và xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 37: Sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện diễn ra sau ngày đại thắng mùa xuân năm 1975

1. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
2. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam
3. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
4. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 2, 4 C. 1, 3, 4, 2 D. 1, 4, 3, 2

Câu 38: Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
D. Cách mạng tháng Tám thành công

Câu 39: Nhân tố khách quan của tình hình thế giới đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta đề ra đường lối đổi mới đất nước năm 1986 là

A. sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
B. xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của các dân tộc trên thế giới.
C. những thay đổi của thế giới do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
D. Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Câu 40: Vì sao chính quyền được thành lập ở Nghệ - Tĩnh trong phong trào 1930 – 1931 được gọi là Xô viết?

A. Chính quyền đầu tiên của công nông.
B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
C. Chính quyền được tổ chức theo nhà nước kiểu mới.
D. Chính quyền được tổ chức theo kiểu Xô viết ở nước Nga.

----------HẾT----------

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

1, B

2, B

3, D

4, A

5, A

6, C

7, C

8, D

9, D

10, C

11, D

12, D

13, A

14, C

15, A

16, A

17, B

18, B

19, B

20, B

21, D

22, C

23, A

24, C

25, A

26, D

27, A

28, D

29, C

30, C

31, B

32, D

33, A

34, A

35, B

36, B

37, C

38, B

39, C

40, D

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!