Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Xin giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3). Thông qua việc giải đề thi này, các bạn học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với cấu trúc đề thi từ đó rút kinh nghiệm cho bài thi của mình.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1)

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3) Online

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016 - 2017
BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 THPT
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian giao đề)

(Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)

Cho NTK: H = 1; O = 16; C = 12; S = 32; N = 14; Li = 7; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Pb = 207; Sn = 119; Mn = 55; Cr = 52.

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 5,6. B. 9,6. C. 2,8. D. 8,4.

Câu 2: Trieste của glixerol với chất nào sau đây là chất béo

A. axit fomic B. axit axetic C. axit acrylic. D. axit oleic

Câu 3: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là dung dịch

A. alanin. B. anilin. C. metylamin. D. axit glutamic.

Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

A. tinh bột B. saccarozơ C. glucozơ D. fructozơ

Câu 5: Cho dãy các chất: NaHCO3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Al(OH)3, MgO, Al2O3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm:

A. ancol và este. B. axit và este. C. axit và ancol. D. hai este.

Câu 7: Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Kim loại M là

A. Na. B. K. C. Li. D. Rb.

Câu 8: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?

A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu B. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe
C. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+ D. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu

Câu 9: Cho dãy các kim loại: Ca, Cr, Li, Cu. Kim loại cứng nhất trong dãy là

A. Li. B. Cr. C. Cu. D. Ca.

Câu 10: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 11: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 150. B. 200. C. 50. D. 100.

Câu 12: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi

A. Mg. B. Ag. C. Zn. D. Fe.

Câu 13: Một hợp kim Na–K tác dụng hết với nước được 2,0 lít khí (đo ở 00C, 1,12 atm) và dung dịch D. Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần để trung hòa hết ½ dung dịch D là?

A. 400 ml B. 100 ml C. 200 ml D. 1000 ml

Câu 14: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là

A. Cr2+, Cu2+, Ag+. B. Zn2+, Cu2+, Ag+.
C. Fe3+, Cu2+, Ag+. D. Cr2+, Au3+, Fe3+.

Câu 15: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Glucozơ. B. Amilozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.

Câu 16: Amino axit X có phân tử khối bằng 117. Tên của X là

A. valin. B. glyxin. C. lysin. D. alanin.

Câu 17: Chất nào sau đây trùng hợp tạo tơ olon?

A. CH2=CHCl. B. CH2=CHCN. C. CHCH. D. CF2=CF2.

Câu 18: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế acqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này.Vừa qua 5 lô nước C2 và rồng đỏ cũng đã bị thu hồi do hàm lượng ion này vượt mức cho phép trong nước uống nhiều lần. Kim loại X ở đây là

A. Đồng. B. Magie. C. Chì. D. Sắt.

Câu 19: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, người ta thường

A. rửa cá bằng giấm ăn.
B. ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan.
C. rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.
D. rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.

Câu 20: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?

A. Ca(HCO3)2. B. H2SO4. C. AlCl3. D. FeCl3.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam một aminoaxit X no, mạch hở, có một nhóm -NH2 và một nhóm COOH thì thu được 19,8 gam CO2; 0,525 mol H2O. Giá trị của m là

A. 7,5g B. 8,9g C. 11,25g D. 13,35g

Câu 22: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,64 gam một este đơn chức X với 150 ml KOH 0,2M (vừa đủ) thu được 0,96 gam ancol Y. Tên của X là

A. etyl propionat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.

Câu 23: Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng

A. dung dịch NaOH và nước. B. dung dịch NaCl và nước
C. dung dịch HCl và nước. D. dung dịch amoniac và nước.

Câu 24: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là

A. Ag. B. Zn. C. Ba. D. Cu

Câu 25: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+ (0,2 mol); Mg2+; SO42- (0,3 mol) và HCO3-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, thu được 16,3 gam kết tủa. Phần 2 đem cô cạn, sau đó nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.

A. 21,00 gam B. 43,40 gam C. 20,60 gam. D. 23,25 gam.

Câu 26: Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 13,216 lit khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư gần nhất với giá tri nào dưới đây?

A. 5,04 gam B. 5,80 gam C. 5,44 gam D. 4,88 gam

Câu 27: Cho 2,88 kg glucozơ nguyên chất lên men thành ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men là 80%. Thể tích ancol etylic 400 thu được là (biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml)

A. 1,84 lít. B. 4,60 lít. C. 2,94 lít. D. 3,68 lít.

Câu 28: Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với He bằng 28,5. Đun nóng 17,1 gam X với 80 gam dung dịch KOH 14%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn có khối lượng 21,4 gam và phần hơi chứa ancol Y. Công thức của Y là.

A. C2H5OH B. CH2=CH-CH2OH C. CH3OH D. C3H7OH

Câu 29: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 27,3. B. 19,5. C. 16,9. D. 15,6.

Câu 30: Cho a gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,4M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,8a gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là

A. 30,8 và 2,24 B. 20,8 và 4,48 C. 17,8 và 4,48 D. 35,6 và 2,24

Câu 31: Cho 86 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe(NO3)2 và Mg tan hết trong 1540 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối trung hòa) và 0,04 mol N2. Cho KOH dư vào dung dịch Y rồi đun nóng nhẹ thấy số mol KOH phản ứng tối đa là 3,15 mol và có m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, nhúng thanh Al vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Al ra cân lại thấy khối lượng tăng 28 gam (kim loại Fe sinh ra bám hết vào thanh Al). Biết rằng tổng số mol O có trong hai oxit ở hỗn hợp X là 1,05 mol. Nếu lấy toàn bộ lượng kết tủa trên nung nóng ngoài không khí thì thu được tối đa bao nhiêu gam oxit:

A. 82 B. 81 C. 84 D. 88

Câu 32: Điện phân (điện cực trơ, có màng ngăn) dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và 0,01 mol NaCl đến khi đều thu được 0,448 lít khí (đktc) ở mỗi điện cực thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa một lượng sắt là (Biết sản phẩm khử duy nhất là NO)

A. 0,364 gam B. 0,420 gam C. 0,448 gam D. 0,280 gam

Câu 33: Có bao nhiêu peptit mà phân tử có 6 nguyên tử C được tạo nên từ các - aminoaxit no, mạch hở trong phân tử chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl.

A. 8 B. 6 C. 4 D. 2

Câu 34: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit Al2O3, CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao thu được rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng (phản ứng vừa đủ), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Điều nào sau đây là sai?

A. Trong X chứa hai hợp chất và hai đơn chất. B. Trong Z chứa hai loại oxit.
C. Dung dịch Y hòa tan được bột Fe. D. Dung dịch Y chỉ chứa ba muối clorua.

Câu 35: Dung dịch X chứa 0,375 mol K2CO3 và 0,3 mol KHCO3. Thêm từ từ dung dịch chứa 0,525 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

A. 3,36 và 52,5 B. 8,4 và 52,5. C. 6,72 và 26,25. D. 3,36 và 17,5

Câu 36: Cho khí CO qua ống sứ chứa m gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 13,92 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X bằng dd HNO3 đặc nóng dư thu được 5,824 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tính m

A. 11,86 gam B. 16 gam C. 9,76 gam D. 18,08 gam

Câu 37: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1 mol hỗn hợp 2 khí. Mặt khác 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 44,525 B. 39,350 C. 34,850 D. 42,725

Câu 38: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,05 và 0,30. B. 0,05 và 0,15. C. 0,10 và 0,15. D. 0,10 và 0,30.

Câu 39: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Điện phân dung dịch AlCl3.
(2) Điện phân dung dịch CuSO4.
(3) Điện phân nóng chảy NaCl
(4) Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.
(5) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(6) Cho luồng khí H2 qua CuO nung nóng.

Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa đơn chất kim loại là:

A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 40: Hòa tan m gam Al bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thì 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO và NO2 có tỉ khối hơi so với oxi là 1,3125 và dung dịch Y chứa 66,9 gam muối. Giá trị của m là:

A. 10,8 B. 5,4 C. 8,1 D. 13,5

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1. D

2. D

3. C

4. A

5. A

6. B

7. A

8. C

9. B

10. B

11. D

12. B

13. C

14. C

15. D

16. A

17. B

18. C

19. A

20. A

21. D

22. B

23. B

24. D

25. C

26. D

27. D

28. A

29. C

30. D

31. A

32. B

33. B

34. C

35. A

36. B

37. D

38. B

39. A

40. C

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm