Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 2) có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi từ đó rút kinh nghiệm cho bài thi của mình để đạt kết quả cao. Chúc các bạn ôn thi thật tốt!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)
Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học - Có đáp án
THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017-LẦN 2 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50phút; (40 câu trắc nghiệm) |
Mã đề thi 136
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+ ion có tính oxi hóa yếu nhất là
A. Au3+. B. Cu2+. C. Ag+. D. Fe2+.
Câu 2: Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, (NH4)2SO4. Dung dịch thuốc thử cần thiết để nhận biết các dung dịch trên là
A. NaOH B. BaCl2 C. NaHSO4 D. Ba(OH)2
Câu 3: Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dd NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. Al2O3, Fe2O3, Cu. B. Fe, Cu. C. Fe2O3. D. Al, Fe, Cu.
Câu 4: Cho các chất: vinyl fomat, triolein, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, anilin, alanin, gly-ala. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các chất trong dãy trên?
A. Có 2 tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Có 4 tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
C. Có 4 tham gia phản ứng với dung dịch NaOH loãng, nóng.
D. Có 3 tham gia làm mất màu nước brom.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Zn và Fe vào dung dịch CuSO4, phản ứng xong thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chứa 3 loại ion. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Zn chưa phản ứng hết, Fe chưa phản ứng, CuSO4 đã phản ứng hết.
B. Zn đã phản ứng hết, Fe phản ứng hết, CuSO4 còn dư.
C. Zn đã phản ứng hết, Fe còn dư, CuSO4 đã phản ứng hết.
D. Zn đã phản ứng hết, Fe chưa phản ứng, CuSO4 đã phản ứng hết.
Câu 6: Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là
A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hóa m gam X (hiệu suất = 90%) thu được khối lượng glixerol là
A. 0,828 gam. B. 0,46 gam. C. 1,242 gam. D. 0,414 gam.
Câu 8: Cho chất X C3H9O3N tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và một muối vô cơ. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Fructozơ. B. Etyl axetat. C. Metylamin. D. Triolein.
Câu 10: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. ZnSO4. D. KHCO3.
Câu 11: Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm
A. 2 muối và 2 ancol B. 1 muối và 2 ancol C. 2 muối và 1 ancol D. 1 muối và 1 ancol
Câu 12: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Mg, Al2O3, Al. B. Fe, Al2O3, Mg. C. Mg, K, Na. D. K, Al2O3, Al.
Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây khi lấy dư không thể hòa tan hết X?
A. NaNO3 trong HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 đặc nóng. D. H2SO4 loãng.
H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu =64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 87; Ag = 108; Ba = 137.
----------- HẾT ----------
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
1 | D | 11 | B | 21 | C | 31 | C |
2 | D | 12 | A | 22 | C | 32 | C |
3 | B | 13 | D | 23 | B | 33 | A |
4 | C | 14 | A | 24 | D | 34 | B |
5 | C | 15 | B | 25 | B | 35 | D |
6 | D | 16 | C | 26 | D | 36 | B |
7 | D | 17 | B | 27 | C | 37 | D |
8 | A | 18 | A | 28 | B | 38 | A |