Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Mời các bạn tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, đề thi kèm theo đáp án giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai (Lần 1)

SỞ GD&ĐT TPHCM

CỤM 5 CM THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC

Đề thi có 04 trang)

ĐỀ LUYỆN TẬP THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: Khoa học tự nhiên – Môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 001

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108.

Câu 1: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa trắng?

A. AlCl3 B. FeCl3 C. Ba(HCO3)2 D. H2SO4

Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn HCOOC2H5 bằng dung dịch NaOH, sinh ra các sản phẩm là

A. CH3COOH và CH3ONa. B. CH3OH và CH3COOH.
C. CH3COONa và CH3OH. D. HCOONa và C2H5OH.

Câu 4: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al B. Ca C. Mg D. Li

Câu 5: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

A. Pb. B. Zn. C. Cu. D. Sn.

Câu 6: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ visco. B. Tơ nilon -6,6. C. Tơ tằm. D. Tơ capron.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
B. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ.

Câu 8: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?

A. Benzylamin. B. Anilin. C. Metylamin. D. Đimetylamin.

Câu 9: Để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là

A. 2,8 gam B. 8,4 gam C. 5,6 gam D. 4,2 gam

Câu 10: Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Sắt.

Câu 11: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Khối lượng Ag kim loại thu được là

A. 32,4 gam B. 36 gam C. 18 gam D. 16,2 gam

Câu 12: Cho các kim loại Na, Fe, Cu và Mg. Thứ tự sắp xếp các kim loại theo chiều tăng dần tính khử nào sau đây là đúng?

A. Cu, Fe, Mg, Na. B. Na, Mg, Fe, Cu. C. Na, Fe, Mg, Cu. D. Mg, Na, Cu, Fe.

Câu 13: Cho 9,2 gam axit fomic (HCOOH) tác dụng với ancol metylic (CH3OH) thu được m (gam) este E. Biết hiệu suất phản ứng este hoá bằng 60% tính theo axit. Giá trị của m là

A. 7,2 B. 20 C. 10,56 D. 8,88

Câu 14: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Amilozơ. D. Saccarozơ.

Câu 15: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. Cr2O3 B. CrCl3 C. Cr(OH)3 D. Cr

Câu 16: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây không đúng?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Câu 17: Cho các chất sau: etyl axetat, tristearin, alanin, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, anilin.

Số chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. 6 B. 4 C. 7 D. 5

Câu 18: Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là

A. 1,9990 gam B. 1,9999 gam C. 2,1000 gam D. 0,3999 gam

Câu 19: Cho 9 gam axit aminoaxetic phản ứng hết với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là

A. 12,69 gam B. 16,725 gam C. 13,38 gam D. 13,26 gam

Câu 20: Cho các nhận định sau:

(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
(b) Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
(d) Tính chất hóa học đặc trưng của FeO là tính khử.

Số nhận định đúng là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 21: Cho A có công thức CH3-CH(NH2)-COOH. Tên của A là

A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Valin. D. Glyxin.

Câu 22: Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước có nhiều phù sa. Để xử lý phù sa cho keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) làm nguồn nước sinh hoạt, người ta thêm vào nước một lượng chất

A. giấm ăn. B. amoniac. C. phèn chua. D. muối ăn.

Câu 23: Cho 24,96 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp là

A. 15,3 gam B. 16,32 gam C. 18,36 gam D. 10,2 gam

Câu 24: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Zn, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 25: Cho các nhận định sau:

(a) Saccarozơ được cấu tạo từ một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozo liên kết với nhau qua nguyên tử cacbon
(b) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol.
(c) Trong phân tử fructozơ, có một nhóm -CHO.
(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH.
(f) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(g) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh do các đoạn mạch β-glucozơ tạo nên.

Số nhận định đúng là

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 26: Lấy 29,7 gam hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400 ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 28,8. B. 61,9. C. 55,2. D. 31,8.

Câu 27: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(etylen terephtalat), poli(metyl metacrylat), poli(phenol-fomandehit), polietilen, poliacrilonitrin, poli(hexametylen ađipamit), polibuta-1,3-đien. Số lượng polime được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 28: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch bazơ tạo ra 2 muối và 1 ancol no đơn chức mạch hở. Cho 35,4 gam X tác dụng với 400 ml dd NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là

A. 49,8 gam B. 48,8 gam C. 57,8 gam D. 48,2 gam

Câu 29: Điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 loãng với điện cực trơ đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên cho đến khi khối lượng catot không đổi thấy khối lượng catot tăng 3,2 gam so với trước lúc điện phân. Tính nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu. Biết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

A. 0,1M B. 0,25M C. 0,5M D. 1M

Câu 30: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm AlCl3 và FeCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Khi x = 0,66 (mol) thì giá trị của m (gam) là

A. 14,80 B. 12,66 C. 11,79 D. 12,14

Câu 31: X, Y, Z, T là các peptit có tổng số nguyên tử oxi là 12, mỗi peptit đều được tạo bởi các α-amino axit no, mạch hở, chứa một nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 13,98 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 14,112 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O, N2. Mặt khác, đun nóng 0,135 mol hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng chất rắn khan là

A. 36,05 gam. B. 24,51 gam. C. 25,84 gam. D. 31,5 gam.

Câu 32: Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2
(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2
(e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
(f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

Số thí nghiệm không thu được kết tủa là

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất giá trị nào sau đây?

A. 21. B. 20. C. 19. D. 22.

Câu 34: Nung hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong chân không. Chất rắn Y thu được chia thành 2 phần. Phần hai nặng hơn phần một 35,4 gam. Lần lượt hòa tan mỗi phần trong dd NaOH có dư thì thu được 24,192 lit và 36,288 lit H2 (đkc). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al trong X là

A. 71,28 gam. B. 67,5 gam. C. 64,8 gam. D. 81 gam.

Câu 35: Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và chất rắn X. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 45,0 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là:

A. 6,6. B. 13,2. C. 8,8. D. 11,0.

Câu 36: Este thơm X có công thức phân tử là C8H8O2. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 6 B. 7 C. 5 D. 4

Câu 37: Một este X có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân hết X thành hỗn hợp Y. Chất X có công thức cấu tạo nào để Y cho phản ứng tráng bạc tạo lượng Ag lớn nhất?

A. HCOOCH2CH=CH2 B. HCOOCH=CHCH3
C. CH2=CHCOOCH3 D. CH3COOCH=CH2

Câu 38: Cho các nhận định sau:

(a)Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
(b) Một số chất hữu cơ và vô cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với Cr2O3.
(c) Muối kaliđicromat oxi hóa được muối sắt (II) thành muối sắt (III) trong môi trường axit.
(d) Trong các phản ứng hóa học, muối crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.
(e) Kẽm khử được muối Cr3+ thành Cr2+ trong môi trường kiềm.
(f) Thêm dung dịch axit vào muối cromat (màu vàng) sẽ tạo thành muối đicromat (màu da cam).

Trong các nhận định trên, những nhận định đúng là:

A. (a), (c) và (f). B. (b), (c) và (e). C. (a), (d),(e) và (f). D. (a), (b) và (f).

Câu 39: Tiến hành thí nghiệm với 3 chậu nước như hình vẽ sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Đinh sắt trong cốc nào bị ăn mòn nhanh nhất?

A. Cốc 3. B. Cốc 2 và 3. C. Cốc 2. D. Cốc 1.

Câu 40: Cho các căp̣ chất với tỉ lê ̣số mol tương ứng như sau:

(a) Fe3O4 và Cu (1:1) (b) Al và Zn (2:1) (c) Zn vàCu (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) FeCl2 và Cu (2:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số căp̣ chất tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ..........................; Số báo danh: ............................
Chữ ký của cán bộ coi thi 1: ..................; Chữ ký của cán bộ coi thi 2: ............

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1, C

2, D

3, D

4, D

5, B

6, A

7, A

8, B

9, C

10, B

11, A

12, A

13, A

14, D

15, C

16, C

17, D

18, B

19, C

20, D

21, B

22, C

23, B

24, A

25, A

26, B

27, C

28, C

29, D

30, B

31, D

32, A

33, B

34, D

35, C

36, A

37, B

38, A

39, D

40, C

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm