Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh (Lần 2). Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút. Và để giúp các bạn học sinh thuận tiện hơn trong quá trình đối chiếu kết quả bài làm của chính mình TimDapAnđã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1
Đề gồm có 4 trang, 40 câu
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2017
Môn: GDCD
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 882

Họ và tên thí sinh:..........................Số báo danh: .............................

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong:

A. Nội quy của cơ quan. B. Điều lệ Đảng, Đoàn.
C. Nội quy trường học. D. Hiến pháp và luật.

Câu 2: Anh B điều khiển xe máy vượt đèn đỏ bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện và xử lí vi phạm. Hành vi của anh B phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm kỉ luật. D. Trách nhiệm dân sự.

Câu 3: Đảm bảo công dân bình đẳng trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Công dân và chính quyền địa phương. B. Công dân và xã hội.
C. Nhà nước và công dân. D. Nhà nước và xã hội.

Câu 4: Hình thức thưc hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 5: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.Khẳng định này muốn đề cập đên nội dung của bình đẳng trong:

A. Lao động. B. Hợp tác kinh tế.
C. Sản xuất. D. Kinh doanh.

Câu 6: Việc doanh nghiệp Y nộp thuế định kì là biểu hiện của hình thức

A. Sử dụng pháp luật B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật D. Thi hành pháp luật

Câu 7: Ông C bị bắt vì tội buôn bán ma túy ông C phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính.
C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 8: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ như thế nào?

A. Các quy tắc của pháp luật cũng là quy tắc của đạo đức
B. Đạo đức là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ pháp luật
C. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ xã hội
D. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức

Câu 9: Điểm giống nhau giữa ba hình thức sử dụng pháp luât, thi hành pháp luât và tuân thủ pháp luật thể hiện ở:

A. Chủ thể thực hiện là các công chức nhà nước.
B. Chủ thể thực hiện là các cá nhân vi phạm pháp luật.
C. Chủ thể thực hiện là các cơ quan nhà nước.
D. Chủ thể thực hiện là các cá nhân và tổ chức trong xã hội.

Câu 10: Luật giao thông đường bộ quy định, người không chấp hành đèn tín hiệu sẽ bị xử lí vi phạm hành chính. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính quy phạm phổ biến
D. Tính quy phạm pháp luật .

Câu 11: Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức hướng tới là:

A. Công bằng, bình đẳng, tự do, phát triển.
B. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
C. Công bằng, bình đẳng, nhân đạo, phát triển.
D. Công bằng, bình đẳng, tự do, nhân ái.

Câu 12: Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác?

A. Đe dọa giết người.
B. Nói xấu người khác để hạ uy tín của họ.
C. Đánh người gây thương tích làm tổn hại sức khỏe của người ấy.
D. Tự tiện bắt giữ người.

Câu 13: Không chỉ ban hành pháp luật nhà nước còn có trách nhiệm gì?

A. Bảo đảm lợi ích của các cơ quan nhà nước.
B. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền của công dân.
C. Bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế.
D. Xử lí vi phạm với những người không thực hiện quyền của công dân.

Câu 14: Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ của ai?

A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
B. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
C. Các chủ thể kinh tế.
D. Cơ quan nhà nước có thẩm quyên.

Câu 15: Tại sao cần phải có pháp luật?

A. Vì pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước.
B. Vì pháp luật là phương tiện để quản lí chính trị.
C. Vì pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
D. Vì pháp luật là phương tiện để quản lí kinh tế.

Câu 16: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. Điều này thể hiện:

A. Quyền bình đẳng trong lao động.
B. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Quyền bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
D. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

Câu 17: Nội dung nào không phải là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính thuyết phục, răn đe.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 18: Hiến pháp nước ta quy định độ tuổi ứng cử của công dân là:

A. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên. D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau.
C. Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú.
D. Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo ra thu nhập

Câu 20: Hàng năm, Nhà nước ta đều tổ chức lễ hội Đền Hùng nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Đây là một hình thức:

A. Mê tín dị đoan. B. Đạo.
C. Tôn giáo. D. Tín ngưỡng.

Câu 21: Bản chất của pháp luật gồm

A. Bản chất lịch sử và bản chất xã hội
B. Bản chất tự nhiên và bản chất xã hội
C. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội
D. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử

Câu 22: Công an được bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Phát hiện một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
B. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
C. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.
D. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.

Câu 23: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là khái niệm về:

A. Áp dụng pháp luật.
B. Các giai đoạn thực hiện pháp luật.
C. Vi phạm pháp luật
D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 24: Để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác người ta căn cứ vào các đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính nêu gương, thuyết phục.
C. Tính xac định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 25: H và V yêu nhau, sau một thời gian H chia tay và yêu người khác. V níu kéo không được nên đã lên mạng xã hội đăng tải, phát tán hình ảnh thân mật khi hai người yêu nhau và nói xấu H. Hành vi này xâm phạm:

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thân của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tinh mạng, sức khỏe của công dân.

Câu 26: Anh T ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dãn xã. Trong trường hợp này anh T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 27: Anh B đến cơ quan có thẩm quyền để đăng kí tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của mình. Anh B đã thực hiện quyền gì?

A. Quyền hoạt động khoa học.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền tác giả.
D. Quyền phê bình văn học.

Câu 28: Nghi ngờ ông H lấy cắp xe máy của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông H khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. Quyên nhân thân của công dân.
C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 29: T và H đua xe, lạng lách, đánh vong trên đường và bị cảnh sát giao thông xử lí. Theo em, T và H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

A. Trách nhiệm kỉ luật.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm hình sự.
D. Trách nhiệm hành chính.

Câu 30: Chị A bị buộc thôi việc trong thời gian đang mang thai. Chị A cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?

A. Quyền tố cáo.. B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền bình đẳng. D. Quyền dân chủ.

Câu 31: Bố H chỉ cho H học hết cấp hai và nghỉ học ở nhà lấy chồng cho yên bề gia thất. Hành động của bố H đã vi phạm:

A. Quyền sáng tạo của công dân.
B. Quyền được phát triển của công dân.
C. Quyền được tự do cá nhân của công dân.
D. Quyền học tập của công dân.

Câu 32: Vì bị bà nội mắng nhiều lần nên Vân đã tức giận không chăm sóc bà nội. Biểu hiện của Vân đã vi phạm:

A. Quyền bình đẳng giữa ông bà và cháu.
B. Quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
C. Quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
D. Quyền bình đẳng giữa các cháu.

Câu 33: Chị Hoa đến công ty X xin việc nhưng bị từ chối vì chị là người dân tộc thiểu số. Công ty X đã vi phạm:

A. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
D. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Câu 34: Minh và Thu không may cha mẹ mất sớm, khi Minh lập gia đình anh thay cha mẹ nuôi Thu ăn học đến khi trưởng thành. Việc làm này thể hiện

A. Quyền con người.
B. Quyền bình đẳng giữa anh, chị em
C. Quyền bình đẳng về chăm sóc, nuôi dưỡng trong gia đình.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 35: Hà là học sinh trung học phổ thông, em thường xuyên viết và gửi bài cho báo tuổi trẻ. Hà đang thực hiện:

A. Quyền được phát triển. B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền học tập. D. Quyền phê bình văn học.

Câu 36: Chị T là người theo Đạo nên có ý kiến cho rằng chị là người theo đạo nên không thể ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được. Theo em khẳng định trên đã vi phạm:

A. Quyền bình đẳng về cơ hội phát triển cá nhân
B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. Quyền bình đẳng về tín ngưỡng.
D. Quyền bình đẳng nam nữ.

Câu 37: Theo quy định của pháp luật ai là người có quyền khiếu nại?

A. Cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
B. Cán bộ, công chức nhà nước.
C. Bất cứ cá nhân nào trong xã hội.
D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 38: Hải có ý định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông em đi học nghề nhưng bố mẹ em bắt em đi học ngành y giống bố mẹ. Bố mẹ em đã vi phạm nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học không hạn chế.
B. Công dân được bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với sở thích của mình.

Câu 39: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân..." Khẳng định trên thể hiện:

A. Bản chất giai cấp của pháp luật.
B. Bản chất nhân văn của pháp luật.
C. Bản chất chính trị của pháp luật.
D. Bản chất xã hội của pháp luật.

Câu 40: Anh T gửi đơn lên cơ quan công an về việc bị đồng nghiệp hành hung, đánh đập, trong quá trình làm việc. Anh T đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền khiếu nại. B. Quyền lao động.
C. Quyền bãi nhiệm cán bộ. D. Quyền tố cáo.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

1, D

2, A

3, D

4, B

5, D

6, D

7, A

8, D

9, D

10, A

11, B

12, D

13, C

14, B

15, C

16, C

17, A

18, C

19, D

20, D

21, C

22, A

23, D

24, D

25, A

26, C

27, B

28, D

29, D

30, B

31, D

32, A

33, D

34, B

35, B

36, B

37, A

38, D

39, A

40, D

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm