Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
TimDapAngiới thiệu đến các bạn học sinh: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3). Mời các bạn cùng tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường ra trong kì thi THPT. Thông qua việc giải đề thi để các bạn củng cố lại kiến thức môn học, tích lũy kiến thức và nâng cao kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý trong từng bài thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk
Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3) Online
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN | ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 Năm học 2016 - 2017 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Phân môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Là học sinh THPT bạn M không nên làm gì khi thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình?
A. Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
B. Thực hiện quyền tự do của mình mà không quan tâm tới người khác.
C. Phê phán đấu tranh những việc làm, tư tưởng trái pháp luật.
D. Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật.
Câu 2: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế
A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
B. trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.
C. bình đẳng, công khai.
D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
Câu 3: Nghi ngờ ông A lấy trộm điện thoại của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi của bố con ông đã xâm phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền sở hữu tài sản riêng.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền nhân thân của công dân.
Câu 4: Nhân dân được bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ ở ngay nơi họ sinh sống là thể hiện quyền
A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. bầu cử, ứng cử.
C. tự do ngôn luận.
D. tham gia quản lí gia đình và xã hội.
Câu 5: Tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân được gọi là tài sản
A. bố mẹ cho con.
B. chung của vợ và chồng.
C. thừa kế của con.
D. riêng của vợ hoặc chồng.
Câu 6: Luật Giáo dục nước ta quy định học tập là
A. quyền và nghĩa vụ của công dân.
B. nghĩa vụ của mọi công dân.
C. quyền của công dân.
D. nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.
Câu 7: Minh học xong Đại học Y, anh sẽ tiếp tục học lên cao học, điều này thể hiện
A. mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.
B. mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
C. công dân có quyền học không hạn chế.
D. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 8: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) tham gia giao thông bằng xe gắn máy trên 50cm3 (Có đội mũ bảo hiểm), hành vi này là
A. vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
B. không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.
C. vi phạm nội quy nhà trường.
D. không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quyền tố cáo?
A. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
B. Từ chối giải quyết đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên của người viết đơn.
C. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo.
D. Thiếu trách nhiệm trong giải quyết tố cáo.
Câu 10: Công ty X do làm ăn thua lỗ đã nợ lương và bảo hiểm của người lao động nhiều tháng liền. Công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Đóng thuế. B. Lao động.
C. Làm ăn D. Kinh doanh.
Câu 11: Em Nguyễn Văn C học lớp 8 đã đạt giải nhất trong cuộc thi bơi ở lứa tuổi học sinh. Em đã được trường thể dục, thể thao của tỉnh mời về đó học tập và rèn luyện. Điều này thể hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Học bất cứ ngành, nghề nào.
B. Học thường xuyên, học suốt đời.
C. Được quyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Được tự do lựa chọn trường học cho mình.
Câu 12: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo
A. trình tự thủ tục do xã hội quy định.
B. quy định của công an xã.
C. quy định của trưởng thôn.
D. trình tự thủ tục do luật định.
Câu 13: Sau khi kết hôn, chồng chị H yêu cầu chị bỏ đạo thiên chúa để theo đạo phật giống anh. Chồng chị H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây?
A. Tài sản. B. Huyết thống.
C. Nhân thân. D. Gia đình.
Câu 14: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được
A. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn.
B. Đảng quản lí.
C. pháp luật bảo hộ.
D. tổ chức tôn giáo bí mật.
Câu 15: Sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. bình đẳng trong lao động.
B. nghĩa vụ lao động.
C. hợp đồng lao động.
D. dân chủ trong lao động.
Câu 16: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?
A. Biểu quyết. B. Bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông. D. Bình đẳng.
Câu 17: Quan điểm nào sau đây không đúng khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền này không bị phân biệt bởi dân tộc.
B. Học sinh có điều kiện kinh tế tốt sẽ được nhà nước ưu tiên.
C. Công dân có quyền học tập tùy thuộc vào năng khiếu, khả năng.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập nghĩa là không bị phân biệt đối xử.
Câu 18: Học tập là
A. quyền của công dân.
B. nghĩa vụ của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 19: Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi
A. cơ sở. B. địa phương.
C. Trung ương. D. cả nước.
Câu 20: Việc làm nào sau đây không phải là quyền tự do ngôn luận?
A. Hỏi thăm bạn bè trong giờ học.
B. Bày tỏ quan điểm ở cuộc họp.
C. Viết bài đăng báo.
D. Phê phán lối sống "lai căng"
Câu 21: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công an khám nhà của ông B vì phát hiện ông B cất giữ súng để gây án tại nhà.
B. Công an khám nhà dân vào ban đêm và không lập biên bản.
C. Công an khám nhà dân vì có căn cứ chỗ ở đó có chứa tang vật liên quan đến vụ án.
D. Công an khám nhà dân vì phát hiện có tội phạm đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.
Câu 22: Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn, hành vi này xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
B. Được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong đăng kí kinh doanh.
B. Mọi người có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm.
C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế.
D. Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
Câu 24: Thực hiện pháp luật là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức lựa chọn cách xử sự phù hợp với
A. điều kiện, hoàn cảnh của mình.
B. đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương mình.
C. quy định của pháp luật.
D. phong tục, tập quán của địa phương mình.
Câu 25: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản
A. phối hợp. B. hướng dẫn thực hiện.
C. quy phạm pháp luật. D. liên quan.
Câu 26: Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của
A. giai cấp cách mạng. B. các giai cấp.
C. giai cấp bị thống trị. D. giai cấp cầm quyền.
Câu 27: Chị H bị Giám đốc Công ti kỉ luật với hình thức "chuyển công tác khác". Chị H cho rằng quyết định của Giám đốc là sai pháp luật. Theo em, chị H phải làm gì để thực hiện quyền công dân của mình?
A. Làm đơn tố cáo gửi đến Giám đốc công ti nơi chị làm việc.
B. Làm đơn tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân huyện.
C. Làm đơn khiếu nại gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh.
D. Làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ti nơi chị làm việc.
Câu 28: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý
A. nhà nước. B. đất nước.
C. địa phương. D. xã hội.
Câu 29: Mục đích của tố cáo là nhằm
A. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
B. phát hiện, ngăn chặn việc làm nghi ngờ trái pháp luật.
C. khôi phục lại lợi ích của Nhà nước và công dân.
D. phát hiện hành vi sai phạm.
Câu 30: Người nào dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Mọi công dân, tổ chức.
B. Người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
C. Người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật.
D. Tổ chức bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp.
Câu 31: Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. nghĩa vụ pháp lý. B. nghĩa vụ công dân.
C. trách nhiệm công dân. D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 32: Trong buổi sinh hoạt của lớp 12A cô giáo cho học sinh thảo luận, trao đổi và quyết định cách thức ôn tập để chuẩn bị thi tốt nghiệp. Trong trường hợp này học sinh đã thực hiện quyền dân chủ theo hình thức nào?
A. Tự do. B. Trực tiếp.
C. Gián tiếp. D. Cụ thể.
Câu 33: Sau khi tốt nghiệp THPT, lớp 12A có đến gần 20 bạn đỗ vào Đại học, còn những người khác thì vào Trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, làm việc trong nhà máy hoặc làm kinh doanh. Điều này không phải là bất bình đẳng vì
A. quyền của công dân không bị phân biệt đối xử.
B. quyền và nghĩa vụ của công dân là như nhau.
C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ
D. quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào khả năng của mỗi người.
Câu 34: Anh B gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh về quyết định của UBND huyện giải quyết giá bồi thường đất cho anh không đúng. Nhưng đến nay đã hơn 5 tháng mà UBND tỉnh chưa giải quyết, đồng thời cũng chưa trả lời lý do. Theo em, UBND tỉnh chưa giải quyết đơn khiếu nại của anh B là
A. đúng, vì đã nghiên cứu kĩ đơn của anh A nhưng chưa trả lời ngay.
B. đúng, vì có nhiều vấn đề phức tạp nên không thể giải quyết ngay được.
C. trái quy định pháp luật về thời hạn giải quyết khiếu nại.
D. vì những trường hợp khó giải quyết phải có thời gian dài để nghiên cứu.
Câu 35: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là
A. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
B. không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
C. không ai bị bắt, bị giam giữ khi không có lý do chính đáng.
D. không ai được tùy tiện vào chỗ ở của người khác.
Câu 36: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 37: H đủ điểm để xét vào học trường đại học của quân đội, nhưng vì lịch sử gia đình - nhân thân của bố em nên trường không nhận em vào học. Điều này thể hiện
A. sự phân biệt về quyền học tập.
B. đặc thù quy định của một số trường.
C. sự không công bằng trong giáo dục.
D. sự phân biệt đối xử của nhà trường.
Câu 38: Nội dung nào nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?
A. Các tôn giáo không cần chịu sự quản lí của Nhà nước.
B. Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.
C. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lí.
D. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.
Câu 39: Mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh khi
A. doanh nghiệp muốn mở rộng.
B. có đầy đủ tiềm lực về vốn, cơ sở và nhân sự.
C. Nhà nước mở rộng thị trường.
D. có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Câu 40: Anh N là người rất gia trưởng và cục tính, mỗi lần có việc gì bực tức là anh ta lại chửi mắng đồng thời đấm đá vào người chị M vợ anh. Trong trường hợp này chị M nên làm gì?
A. Cam chịu vì không muốn "xấu chàng hổ ai"
B. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.
C. Mắng, chửi lại.
D. Thuê người xử lý.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | B | A | C | A | D | A | C | A | B | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | C | D | C | C | C | A | B | D | D | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
ĐA | B | B | B | C | C | D | D | A | A | B |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
ĐA | D | B | D | C | A | A | B | C | D | B |