Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
Từ năm 2017, Giáo dục công dân lần đầu là một trong những môn thi của kỳ thi THPT quốc gia. Môn Giáo dục công dân là một môn thi nằm trong tổ hợp bài thi môn Khoa học xã hội. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1), nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng sắp diễn ra.
Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 3)
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản
SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế. B. văn hóa, giáo dục. C. chính trị. D. tự do tín ngưỡng.
Câu 2: Thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam là hoạt động
A. tín ngưỡng. B. mê tín. C. sùng bái. D. tôn giáo.
Câu 3: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các công dân.
B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.
D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.
Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã .
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 5: Do có mâu thuẫn từ trước, nhân lúc anh Y không để ý, anh M đã dùng gậy đánh vào lưng anh Y (giám định thương tật 10%). Trong trường hợp này anh M bị xử phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo và phạt tiền anh M.
B. Không xử phạt anh M vì tỉ lệ thương tật chưa đạt từ 11% trở lên.
C. Xử phạt hành chính anh M và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anh Y.
D. Bị cảnh cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anh Y.
Câu 6: Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền bình đẳng. B. Quyền dân chủ. C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại.
Câu 7: Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 8: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?
A. Ba. B. Sáu. C. Năm. D. Bốn.
Câu 9: Gia đình ông A không đồng ý cho con gái mình là H kết hôn với M vì lí do hai người không cùng đạo. Gia đình ông A đã không thực hiện
A. quyền bình đẳng về tín ngưỡng. B. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
C. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 10: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 11: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hang tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chửi rủi đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
A. Gửi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X.
B. Bỏ việc ở cửa hàng này, xin vào làm ở cửa hàng khác.
C. Gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân thị trấn X.
D. Gửi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X.
Câu 12: Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân. B. tài sản chung. C. tài sản riêng. D. tình cảm.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không
A. tách rời nhau. B. tác động nhau.
C. liên quan với nhau. D. ảnh hưởng đến nhau.
Câu 14: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là
A. mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.
B. những người có cùng mức thu nhập (trên 60 triệu đồng/năm) phải đóng thuế thu nhập như nhau.
C. công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.
D. mọi công dân đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội.
Câu 15: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. dân sự. B. hình sự. C. kỉ luật D. hành chính.
Câu 16: Nghi ngờ B lấy cắp điện thoại của mình, T tự ý vào phòng B khám xém. Hành vi này xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. quyền bí mật đời tư của công dân.
D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 17: Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền tác giả. B. Quyền được tham gia. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được sáng tạo.
Câu 18: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?
A. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác.
B. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.
C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.
D. Vượt ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
Câu 19: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 20: Tài sản riêng giữa vợ và chồng là tài sản được xác định là?
A. Tài sản đó do vợ hoặc chồng tự đi làm và có được khi hai người đã kết hôn.
B. Tài sản do vợ hoặc chồng làm thêm ngoài công việc chính trong thời kì hôn nhân.
C. Tài sản được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
D. Tài sản được cho tặng trong thời kỳ hôn nhân.
Câu 21: Hiện nay một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc. Theo em việc các doanh nghiệp không muốn nhận lao động nữ là đúng hay sai? Vì sao?
A. Đúng. Vì nữ sức khỏe yếu vì vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp.
B. Sai. Vì nếu như vậy thì sẽ mất cơ hội tìm việc làm của lao động nữ. Đồng thời pháp luật cũng có quy định mọi công dân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Đúng. Vì tuyển lao động nữ thì không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi họ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. Đúng. Vì nữ nếu họ sinh con thì họ sẽ được nghỉ 6 tháng và trong thời gian đó cũng sẽ ảnh hưởng đến nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể cắt hợp đồng và cũng không thể tuyển người mới vì nếu tuyển có 6 tháng thì cũng khó tuyển được người.
Câu 22: Anh K theo đạo Cao đài, chị H theo đạo Thiên chúa. Sau khi kết hôn, vì biết chị H theo đạo Thiên chúa nên anh K đã nhiều lần xúc phạm đến vợ mình và yêu cầu chị K phải theo đạo Cao đài. Hành vi của anh K
A. xâm phạm quyền tự do của vợ.
B. xâm phạm quan hệ nhân thân.
C. phù hợp với quan hệ hôn nhân.
D. là chuyện bình thường trong mọi gia đình.
Câu 23: Người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng là những người
A. đủ 14 tuổi trở lên đến 16 tuổi. B. đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.
C. đủ 14 tuổi trở lên đến 18 tuổi. D. đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.
Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
B. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có ba đặc trưng chính là tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của nhân dân, mà Nhà nước là đại diện.
Câu 25: Đâu là bản chất của pháp luật?
A. Tính quyền lực, tính ý chí, tính khách quan.
B. Tính giai cấp, tính xã hội.
C. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính giai cấp, tính xã hội, tính quyền lực.
Câu 26: Pháp luật là gì?
A. Pháp luật là tập hợp các quy định của Nhà nước, hệ thống các quy tắc xử xự được Nhà nước công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định.
B. Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử xự riêng do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng quyền lực Nhà nước.
C. Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử xự chung do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng quyền lực Nhà nước.
D. Pháp luật là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có chứa các điều luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Câu 27: Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
B. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
C. Đang thi hành án phạt tù.
D. Đang điều trị ở bệnh viện.
Câu 28: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được hiểu là
A. từ ngữ phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa.
B. các quy luật của xã hội được thể hiện bằng lăng kính của Nhà nước.
C. các điều luật, bộ luật, ngành luật phải được ban hành đúng theo quy định của pháp luật.
D. ý chí của Nhà nước được thể hiện rõ ràng.
Câu 29: Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị
A. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
B. thực hiện tội phạm nghiêm trọng.
C. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.
D. thực hiện tội phạm.
Câu 30: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Cố ý đánh người gây thương tích.
B. Bịa đặt điều xấu về bạn bè.
C. Chiếm đoạt tài sản của người khác.
D. Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội.
Câu 31: Luật giao thông đường bộ được ban hành nhằm buộc mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng luật giao thông. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính ý chí.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 32: Thấy hai bạn đánh nhau anh (chị) sẽ hành động thế nào cho đúng pháp luật?
A. Mặc kệ, không phải việc của mình. B. Đứng xem và quay clip.
C. Cổ vũ. D. Tìm mọi cách ngăn cản.
Câu 33: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm
A. hành chính. B. hình sự. C. kỉ luật. D. dân sự.
Câu 34: Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tham gia quản línhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 35: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là
A. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.
C. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.
D. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Câu 36: Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng
A. đều mang tính bắt buộc chung.
B. đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn.
C. đều mang tính quy phạm.
D. đều do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
Câu 37: Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 38: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động làmọi người đều có quyền lựa chọn
A. việc làm theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
Câu 39: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?
A. Trên 90 cm3. B. 90 cm3. C. Dưới 50 cm3. D. Từ 50 cm3 đến 70 cm3.
Câu 40: A và B cùng nhau hợp tác vận chuyển thuốc lá lậu qua biên giới. Khi bị bắt, công an đã tha tội cho B vì đây là bạn của mình, nhưng xử phạt A. Hành vi của công an
A. hợp tình, hợp lý.
B. vi phạm bình đẳng về quyền.
C. vi phạm bình đẳng về nghĩa vụ.
D. vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
----------- HẾT ----------
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
132 | 209 | 357 | 485 | ||||
1 | B | 1 | C | 1 | C | 1 | A |
2 | A | 2 | B | 2 | B | 2 | B |
3 | B | 3 | B | 3 | A | 3 | D |
4 | B | 4 | D | 4 | A | 4 | D |
5 | C | 5 | C | 5 | D | 5 | D |
6 | D | 6 | D | 6 | D | 6 | A |
7 | D | 7 | B | 7 | D | 7 | C |
8 | D | 8 | C | 8 | C | 8 | A |
9 | C | 9 | C | 9 | A | 9 | C |
10 | C | 10 | D | 10 | B | 10 | C |
11 | D | 11 | D | 11 | B | 11 | C |
12 | A | 12 | A | 12 | C | 12 | D |
13 | A | 13 | C | 13 | D | 13 | A |
14 | C | 14 | D | 14 | A | 14 | A |
15 | A | 15 | C | 15 | C | 15 | C |
16 | D | 16 | C | 16 | C | 16 | B |
17 | C | 17 | A | 17 | B | 17 | A |
18 | B | 18 | A | 18 | A | 18 | C |
19 | A | 19 | B | 19 | B | 19 | A |
20 | C | 20 | B | 20 | A | 20 | A |
21 | B | 21 | B | 21 | C | 21 | B |
22 | B | 22 | D | 22 | B | 22 | B |
23 | D | 23 | A | 23 | B | 23 | D |
24 | D | 24 | D | 24 | C | 24 | D |
25 | B | 25 | D | 25 | D | 25 | B |
26 | C | 26 | A | 26 | D | 26 | D |
27 | C | 27 | B | 27 | B | 27 | B |
28 | A | 28 | A | 28 | B | 28 | C |
29 | A | 29 | B | 29 | A | 29 | A |
30 | D | 30 | A | 30 | C | 30 | B |
31 | B | 31 | C | 31 | D | 31 | C |
32 | D | 32 | B | 32 | C | 32 | C |
33 | B | 33 | A | 33 | D | 33 | C |
34 | A | 34 | D | 34 | C | 34 | B |
35 | A | 35 | C | 35 | A | 35 | A |
36 | C | 36 | A | 36 | A | 36 | D |
37 | A | 37 | A | 37 | D | 37 | D |
38 | B | 38 | D | 38 | D | 38 | B |
39 | C | 39 | C | 39 | A | 39 | D |
40 | D | 40 | B | 40 | B | 40 | B |
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.