Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án đi kèm. Đề thi được ra theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp các bạn tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Thường Xuân 3, Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 125 | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 – 2017 - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, công dân có hoặc không có tôn giáo và công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào?
A. Thờ ơ. B. Không tôn trọng.
C. Công kích. D. Tôn trọng lẫn nhau.
Câu 2: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền
A. chính đáng của công dân. B. cơ bản của công dân.
C. cụ thể của công dân. D. hợp pháp của công dân.
Câu 3: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
Câu 4: Trong trường hợp công dân xử sự không đúng các quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật định để buộc công dân phải
A. thay đổi suy nghĩ, cách ứng xử đối với hành vi mà mình thực hiện.
B. thay đổi thái độ và cách thực hiện hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
C. thay đổi cách ứng xử và khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
D. thay đổi nhận thức về hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện bình đẳng.
B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Chỉ có chủ lao động mới được quyết định mọi chế độ làm việc.
Câu 6: Trách nhiệm pháp lí chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật đối với
A. chủ thể vi phạm pháp luật. B. mọi công dân trong xã hội.
C. cá nhân và tổ chức trong xã hội. D. mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 7: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính ổn định và sáng tạo. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 8: Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định
A. những khoản để công dân thực hiện.
B. cách thức để công dân thực hiện các quyền đó.
C. sở thích, mong muốn của công dân.
D. tính chất, đặc điểm nhân cách của công dân.
Câu 9: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.... Điều này thể hiện công dân
A. bình đẳng trong lao động.
B. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Câu 10: Chỉ ra câu đúng trong các câu sau.
A. Nhà nước ban hành pháp luật và nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện pháp luật.
B. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
C. Pháp luật quy định những việc công dân có thể làm, những việc không phải làm.
D. Pháp luật có tính rộng rãi, quyết liệt, nghiêm khắc và chặt chẽ.
Câu 11: Trong quan hệ lao động, tiền lương dựa trên
A. sự quyết định của người sử dụng lao động.
B. sự đề nghị của người lao động.
C. sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
D. kết quả lao động của người lao động.
Câu 12: Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật. B. Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình.
C. Theo dõi mọi hành vi của người khác. D. Yêu cầu mọi người sống trung thực.
Câu 13: Quỳnh không đi đúng làn đường dành cho xe máy. Trong trường hợp này Quỳnh đã
A. không tuân thủ pháp luật. B. không sử dụng pháp luật.
C. không áp dụng pháp luật. D. không thi hành pháp luật.
Câu 14: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật
A. có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.
B. có mức độ rất nguy hiểm và bị coi là tội phạm.
C. có mức độ đặc biệt nguy hiểm.
D. có mức độ nguy hiểm và bị coi là tội phạm.
Câu 15: Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định
A. cũng phải suy nghĩ đến những quy định của pháp luật.
B. cũng phải mong muốn mình làm theo quy định của pháp luật.
C. cũng phải thể hiện mình biết những quy định của pháp luật.
D. cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.
Câu 16: Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định
A. chỉ bắt buộc đối với một số cá nhân, một số tổ chức.
B. có tính bắt buộc áp dụng riêng cho nhà nước.
C. bắt buộc đối với tất cả cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.
D. có tính cưỡng chế yêu cầu nhà nước thực hiện.
Câu 17: Câu ca dao sau nói đến điều gì về bình đẳng giữa các dân tộc?
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
A. Cùng nhau gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Sự đoàn kết yêu thương giữa các dân tộc.
C. Tinh thần tương trợ về kinh tế.
D. Đời sống tình cảm của con người.
Câu 18: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều
A. bình đẳng về giáo dục B. bình đẳng về kinh tế.
C. bình đẳng về chính trị. D. bình đẳng về văn hóa.
Câu 19: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong cơ quan Nhà nước. Đây là nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. an ninh, quốc phòng. B. văn hóa, giáo dục.
C. chính trị. D. kinh tế.
Câu 20: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các
A. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. B. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
C. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm. D. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.
Câu 21: Những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm
A. hành chính. B. pháp luật lao động.
C. kỉ luật. D. pháp luật hành chính.
Câu 22: Quyền bình đẳng là khả năng công dân có quyền và nghĩa vụ
A. như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. bằng nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. giống nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 23: Khi đến tuổi nghĩa vụ quân sự mà trốn tránh nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bị xử phạt
A. hình sự. B. hành chính. C. kỷ luật. D. dân sự.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây được thành lập doanh nghiệp?
A. Người đã tốt nghiệp THPT, đủ 18 tuổi.
B. Người bị mất hành vi năng lực dân sự.
C. Tổ chức nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
D. Đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình?
A. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình.
B. Các thành viên cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
D. Đảm bảo quyền hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Câu 26: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn không phụ thuộc vào địa vị, thành phần xã hội. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về vai trò trong xã hội. B. Bình đẳng về quyền lao động.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 27: Tuân thủ pháp luật là
A. làm những việc pháp luật cho phép làm. B. làm những gì pháp luật quy định phải làm.
C. làm những điều pháp luật cấm. D. không làm những điều pháp luật cấm.
Câu 28: Nhà nước không chỉ ban hành pháp luật mà còn có trách nhiệm bảo đảm cho các quy tắc, chuẩn mực chung đó
A. được các cá nhân, tổ chức trong xã hội nghĩ đến.
B. được xã hội biết đến và nhắc đến hàng ngày.
C. được phổ biến trong một số tổ chức xã hội.
D. được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế.
Câu 29: Anh Huân yêu chị Hoa, hai người quyết định kết hôn nhưng bố mẹ chị Hoa phản đối, nhất quyết không đồng ý, vì anh Huân và chị Hoa không cùng đạo. Hành vi cản trở, phản đối của bố mẹ chị Hoa đã vi phạm đến Luật, Pháp lệnh nào?
A. Luật Hình sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
B. Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
C. Luật hành chính, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
D. Luật Dân sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
Câu 30: Xác định đúng hành vi nào thuộc vi phạm hình sự?
A. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường. B. Xâm phạm gia cư bất hợp pháp.
C. Tổ chức đua xe trái phép. D. Trốn tiết, bỏ học không có lí do.
Câu 31: Anh Minh bán xe ô tô (tài sản của hai vợ chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) mà không bàn với vợ. Anh Minh đã vi phạm
A. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
B. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tình cảm.
C. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản chung.
D. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản riêng.
Câu 32: Ông Dũng có một gara ô tô làm trên đất nhà mình, sử dụng được 10 năm. Hiện nay nhà nước có quyết định thu hồi để làm đường quốc lộ. Khi bồi thường ông thấy giá đất để bồi thường lại có giá thấp hơn giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Ông Dũng đã khiếu nại lên Chủ tịch UBND xã vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 197/2004 của Chính phủ thì việc bồi thường giá đất không đúng theo quy định của pháp luật. Khiếu nại của ông Dũng đã được xem xét, giải quyết. Trong trường hợp này, pháp luật đang thể hiện vai trò nào?
A. Bảo vệ mọi quyền của công dân.
B. Điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội.
C. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Câu 33: Thờ cúng Thần Tài, Thổ công, Táo quân, Phúc Lộc Thọ và lên Đồng đều là những hoạt động
A. tín ngưỡng. B. tôn giáo. C. mê tín dị đoan. D. trái pháp luật.
Câu 34: Anh Khang đi xe vào khu đô thị lúc 22 giờ. Anh rú ga, bấm còi liên tục và sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều. Trong trường hợp này, hành vi của anh Khang là
A. vi phạm hành chính nhưng không bị phạt tiền.
B. vi phạm hành chính và bị cảnh cáo.
C. vi phạm hành chính và bị phạt tiền.
D. không vi phạm hành chính nên không bị xử phạt.
Câu 35: Bình năm nay 17 tuổi, là học sinh lớp 12 nên bố mẹ quyết định mua xe máy cho Bình (xe có dung tích xi lanh 50cm3). Một hôm, khi đi xe đến trường, cảnh sát giao thông đã giữ Bình lại để kiểm tra giấy tờ, Bình có giấy đăng kí xe nhưng không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong trường hợp này, Bình phải chịu một trong các hình phạt nào sau đây?
A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo.
C. Tịch thu giấy đăng kí xe. D. Thu xe.
Câu 36: Phương lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy và không cứu giúp người bị nạn. Hành vi này của Phương là hành vi vi phạm
A. hình sự. B. kỉ luật.
C. dân sự. D. hành chính.
Câu 37: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trường hợp nào sau đây được kết hôn?
A. Nam và nữ trong phạm vi 3 đời. B. Nam và nữ trong phạm vi 4 đời.
C. Nam đủ 20 tuổi, nữ 17 tuổi. D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 38: Khoản 5 Điều 34 Luật dân sự 2015 quy định: Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Theo quy định này, pháp luật có mối quan hệ như thế nào với đạo đức?
A. Pháp luật là cách thức thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
B. Pháp luật là một phương tiện độc quyền để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
C. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
D. Pháp luật là một phương pháp để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Câu 39: Theo quy định của pháp luật, độ tuổi cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được trả lương và chịu sự quản lí điều hành của người sử dụng lao động là
A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi.
C. từ đủ 18 tuổi đến 20 tuổi. D. từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Câu 40: Mai học lớp 12 (17 tuổi), Dân học lớp 10 (15 tuổi), tan học buổi chiều 2 bạn điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều đường một chiều. Cảnh sát giao thông yêu cầu hai bạn dừng xe và xử lí vi phạm. Bạn Mai bị phạt tiền với mức 100.000 đồng. Bạn Dân không bị phạt tiền mà chỉ cảnh cáo bằng văn bản. Tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một hành vi vi phạm như nhau mà cảnh sát giao thông áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau?
A. Vì Dân còn nhỏ, mới học lớp 10, nên hình phạt nhẹ hơn.
B. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật đối với từng đối tượng cụ thể.
C. Do việc xử phạt của cảnh sát giao thông không công bằng, thiên vị.
D. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào thái độ nhận thức pháp luật của mỗi người.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
1 | D | 11 | C | 21 | C | 31 | C |
2 | B | 12 | A | 22 | A | 32 | D |
3 | A | 13 | D | 23 | B | 33 | A |
4 | C | 14 | A | 24 | A | 34 | C |
5 | D | 15 | D | 25 | B | 35 | A |
6 | A | 16 | C | 26 | D | 36 | A |
7 | C | 17 | B | 27 | D | 37 | B |
8 | B | 18 | B | 28 | D | 38 | C |
9 | D | 19 | C | 29 | B | 39 | D |
10 | B | 20 | A | 30 | C | 40 | B |