Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Dưới đây là: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3) nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập để nắm vững hơn những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập. Từ đó, có thể tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh lần 1

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3) Online

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3
Năm học 2016 - 2017
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Phân môn: ĐỊA LÍ 12
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên

A. rừng ở nước ta rất dễ bị cháy.
B. lâm nghiệp có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu nông nghiệp.
C. lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ
D. việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo.

Câu 2: Sự khác biệt lớn nhất trong sản xuất nhiệt điện giữa miền bắc với miền nam là

A. sự phong phú của nguồn nhiên liệu.
B. hệ thống đường dây tải điện.
C. nguồn nhiên liệu sử dụng.
D. trình độ lao động.

Câu 3: Đâu là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có quy mô lớn nhất ở nước ta?

A. Trung tâm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp.
C. Khu công nghiệp. D. Điểm công nghiệp

Câu 4: Quần đảo Hoàng Sa thuộc

A. thành phố Đà Nẵng. B. tỉnh Quảng Ngãi.
C. tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. D. tỉnh Khánh Hoà.

Câu 5: Rừng ngập mặn U Minh có ở địa phận của tỉnh

A. Đắc Lắc B. Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. Cà Mau. D. Đồng Tháp.

Câu 6: Số lượng các vùng nông nghiệp ở nước ta hiện này là

A. 9. B. 6. C. 8. D. 7.

Câu 7: Cây Chè được xếp vào nhóm cây nào sau đây?

A. Cây rau đậu. B. Cây thực phẩm.
C. Cây lương thực. D. Cây công nghiệp.

Câu 8: Hoạt động khai thác thủy sản biển phát triển được ở tất cả các tỉnh thuộc vùng

A. Đông Nam Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc trung Bộ.

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng ở nước ta?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Tây Nguyên.

Câu 10: Khu công nghiệp nào sau đây thuộc tỉnh Bắc Giang?

A. Quang Minh. B. Hiệp Hòa.
C. Quang Châu. D. Việt Yên.

Câu 11: Cho biểu đồ:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
C. Sự thay đổi giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta.
D. Quy mô sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta.

Câu 12: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là

A. sự phân hóa của khí hậu.
B. sự phân hóa của địa hình.
C. hệ đất trồng.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm.

Câu 13: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Cơ khí - điện tử. B. Năng lượng.
C. Chế biến lương thực - thực phẩm D. Công nghiệp khai khoáng.

Câu 14: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì

A. có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Sing-ga-po.
B. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
C. không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
D. có những dãy núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.

Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là

A. Phú Mỹ. B. Phả Lại.
C. Hiệp Phước. D. Hoà Bình.

Câu 16: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp do

A. khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
B. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
C. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
D. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 17: Loại tài nguyên kháng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở tỉnh Quảng Ninh?

A. Than nâu. B. Than Antraxit.
C. Than cám. D. Than bùn.

Câu 18: Vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.

Câu 19: Chất lượng nguồn lao động nước ta có đặc điểm

A. trình độ lao động đang được nâng cao.
B. lực lượng lao động có trình độ rất cao
C. lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao.
D. công nhân kĩ thuật lành nghề đang dư thừa.

Câu 20: Cho biểu đồ:

Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta qua các năm (Đơn vị: %)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh.
B. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên.
C. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm.
D. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

Câu 21: Nhân tố nào vừa cho phép vừa đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng ở nước ta?

A. Sự phân hóa địa hình và đất trồng. B. Sự phân hóa địa hình.
C. Sự phân hóa khí hậu. D. Sự phân hóa đất trồng.

Câu 22: Biết tổng diện tích Đồng bằng sông Hồng là 15000km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ 51,2%. Vậy diện tích đất nông nghiệp của vùng là

A. 10 500 km2. B. 7 680 km2. C. 5 376 km2. D. 14 949 km2.

Câu 23: Đâu không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Thủy sản nuôi trồng. B. Cây ăn quả.
C. Cây lúa. D. Cây cà phê.

Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng ĐBSH?

A. Hà Nam. B. Hải Dương.
C. Vĩnh Phúc. D. Bắc Ninh.

Câu 25: Nhiệt độ trung bình năm của lần lượt các địa điểm: Lũng Cú, Bỉm Sơn, Hà Tiên lần lượt là

A. 26,9ºC; 25,9ºC; 24ºC. B. 21,3ºC; 26,9ºC; 25,9ºC.
C. 21,3ºC; 23,5ºC; 26,9ºC. D. 21,3ºC; 23,5ºC; 24ºC.

Câu 26: Biên giới trên đất liền của nước ta không tiếp giáp với

A. Campuchia. B. Trung Quốc. C. Lào. D. Thái Lan.

Câu 27: Theo cách phân loại hiện hành công nghiệp nước ta có

A. 2 nhóm với 29 ngành. B. 3 nhóm với 29 ngành.
C. 2 nhóm với 28 ngành. D. 3 nhóm với 28 ngành.

Câu 28: Cho bảng số liệu:

Số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 2000 - 2012

Năm

Tổng số dân

(nghìn người)

Trong đó dân thành thị

(nghìn người)

Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)

2000

77.635

18.772

1,36

2005

83.106

22.337

1,31

2010

86.927

26.224

1,03

2012

88.772

28.356

0,99

Để thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột ghép.
B. Biểu đồ kết hợp cột và đường biểu diễn.
C. Biểu đồ hình tròn.
D. Biểu đồ đường biểu diễn.

Câu 29: Lãnh thổ nước ta nằm hoàn toàn trong vùng

A. nội chí tuyến. B. ôn đới.
C. ngoại chí tuyến. D. xích đạo.

Câu 30: Sản lượng lúa của nước ta trong những năm gần đây tăng chủ yếu là do

A. đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
B. đẩy mạnh công nghiệp xay xát.
C. đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.
D. tăng diện tích lúa hè thu.

Câu 31: Ý nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta?

A. Công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
B. Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao.
C. Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.
D. Trình độ lao động đang được nâng cao.

Câu 32: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, ngành có xu hướng tăng tỉ trọng là

A. công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
B. công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác.
C. công nghiệp khai thác.
D. công nghiệp chế biến.

Câu 33: Sự hiện diện của dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ

A. chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác.
B. có nhiều ưu thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi.
C. có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
D. đồng bằng bị thu hẹp và chia cắt thành các đồng bằng nhỏ.

Câu 34: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: %)

Vùng

Năm 2005

Năm 2010

Cả nước

100

100

Đồng bằng sông Hồng

19,6

21,3

Trung du và miền núi Bắc Bộ

4,6

5,5

Bắc Trung Bộ

2,4

2,2

Duyên hải Nam Trung Bộ

4,2

5,0

Tây Nguyên

0,7

0,8

Đông Nam Bộ

56,0

52,2

Đồng bằng sông Cửu Long

8,8

10,0

Không xác định

3,7

3,0

Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về xu hướng thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta qua các năm?

A. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đông Nam Bộ giảm nhiều nhất.
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng đều tăng, trừ Đông Nam Bộ
C. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vùng ĐBSCL tăng nhiều nhất.
D. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng đều giảm, trừ Tây Nguyên.

Câu 35: Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là vùng

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 36: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là

A. có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.
B. biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
C. có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².
D. nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

Câu 37: Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.
B. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
C. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
D. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.

Câu 38: Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do

A. nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
B. có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
C. loài người định cư khá sớm.
D. tiếp thu các tinh hoa văn hóa của thế giới.

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thái Nguyên, Hạ Long. B. Lạng Sơn, Việt Trì
C. Thái Nguyên, Việt Trì. D. Việt Trì, Bắc Giang.

Câu 40: Cho bảng số liệu:

Số lượng đàn trâu, bò phân theo vùng ở nước ta năm 2014 (Đơn vị: nghìn con)

Vùng

Trâu

Trung du và miền núi Bắc Bộ

1456,1

926,7

Đồng bằng sông Hồng

88,9

475,2

Bắc Trung Bộ

629,8

934,0

Duyên hải Nam Trung Bộ

173,6

1185,5

Tây Nguyên

88,7

673,7

Đông Nam Bộ

49,3

361,3

Đồng bằng sông Cửu Long

35,0

677,9

Cả nước

2512,4

5234,3

Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng phân bố đàn trâu, bò ở nước ta năm 2014?

A. Trừ Trung du và miền núi Bắc Bộ, tất cả các vùng còn lại đều có số lượng đàn bò lớn hơn nhiều so với đàn trâu, nhất là các vùng ở phía nam.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có đàn trâu chiếm hơn 57,7% cả nước.
C. Trâu được nuôi nhiều hơn ở các vùng phía bắc để đáp ứng nhu cầu về loại thịt này.
D. Bắc Trung Bộ là vùng có tổng số đàn trâu, đàn bò lớn thứ hai cả nước.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

1. C

2. C

3. B

4. A

5. C

6. D

7. D

8. D

9. B

10. C

11. A

12. D

13. D

14. B

15. A

16. A

17. B

18. B

19. A

20. A

21. A

22. B

23. D

24. C

25. C

26. D

27. B

28. B

29. A

30. C

31. B

32. D

33. C

34. A

35. D

36. D

37. B

38. A

39. C

40. C

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm