Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý Sở GD&ĐT Ninh Bình. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề của Bộ GD&ĐT với 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút. Phần đáp án đã được TimDapAncập nhật đầy đủ và chính xác để gửi tới các bạn học sinh.
SỞ GD - ĐT NINH BÌNH (Đề thi gồm có 04 trang) | ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Mã Đề: 101 |
Câu 1: Trong những năm qua, sản lượng lúa của nước ta tăng lên liên tục chủ yếu là do
A. mở rộng diện tích gieo trồng lúa.
B. đưa vào sử dụng các giống lúa mới.
C. thâm canh tăng năng xuất lúa.
D. tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp.
Câu 2: Cho biểu đồ:
NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2014
Qua biểu đồ về năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010-2014 ở trên. Để đọc và hiểu biều đồ cần phải bổ sung nội dung nào sau đây?
A. Năm. B. Đơn vị tính
C. Chú giải. D. Tên biểu đồ.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm chung của Biển Đông?
A. Nằm trong vùng nhiệt đới khô.
B. Là biển tương đối kín.
C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.
Câu 4: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác là do
A. hoạt động chế biến hải sản đa dạng.
B. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
C. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực.
D. có hai ngư trường trọng điểm.
Câu 5: Loại tài nguyên mới được khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta là
A. muối biển. B. dầu và khí.
C. hải sản. D. cát thuỷ tinh.
Câu 6: Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở vùng đồng bằng sông Hồng là
A. mưa lũ. B. triều cường.
C. nước biển dâng. D. lũ nguồn.
Câu 7: Lao động có trình độ chuyên môn cao ở nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở
A. nông thôn. B. thành thị.
C. vùng núi. D. cao nguyên.
Câu 8: Hạn chế lớn nhất để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. diện tích đất canh tác không lớn.
B. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
C. mùa khô sâu sắc, thiếu nước ngọt.
D. cơ sở vật chất, kĩ thuật kém phát triển.
Câu 9: Hiện tượng "phơn" khô nóng ở Bắc Trung Bộ nước ta là do gió mùa tây nam gặp dãy núi
A. Bạch Mã. B. Trường Sơn Bắc.
C. Hoàng Liên Sơn. D. Tam Đảo.
Câu 10: Ba vùng có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 80% sản lượng của cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 11: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là
A. đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.
C. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.
D. đất badan có tầng phong hoá sâu, lượng mưa tập trung vào mùa mưa.
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta?
A. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi.
B. Gia tăng dân tự nhiên giảm.
C. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
D. Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
Câu 13: Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có nhiều nhà máy thủy điện?
A. Sông suối nhiều nước, giàu phù sa.
B. Địa hình cao và dốc.
C. Sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
D. Có nhiều lao động kĩ thuật cao.
Câu 14: Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội đối với sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần có giải pháp nào sau đây?
A. Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và xuất khẩu.
B. Bổ sung lao động cho vùng, thu hút nguồn lao động từ các vùng khác đến.
C. Mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm.
D. Củng cố và đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế nông trường quốc doanh.
Câu 15: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ
A. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.
B. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.
C. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.
D. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Câu 16: Dân số nước ta đông và tăng nhanh gây ảnh hưởng như thế nào đối với phát triển kinh tế?
A. Thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp có trịnh độ cao.
B. Làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
D. Làm gia tăng lực lượng lao động lành nghề.
Câu 17: Ở nước ta vùng có đầy đủ ba đai cao là
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 18: Dạng địa hình đồi núi nước ta chạy theo hai hướng chính là
A. hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.
B. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
C. hướng vòng cung và hướng đông bắc - tây nam.
D. hướng vòng cung và hướng đông nam - tây bắc.
Câu 19: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9. Cho biết vùng nào của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của Bão?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 20: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là
A. diện tích đất mặn và phèn lớn. B. thiếu nước ngọt.
C. thuỷ triều tác động mạnh. D. cháy rừng.
Câu 21: Căn cứ vào At lat Địa lý Việt Nam trang 8, hãy cho biết than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 22: Sông là ranh giới tự nhiên của vùng núi Tây Bắc với vùng Đông Bắc nước ta là
A. Sông Hồng. B. Sông Chảy.
C. Sông Đà. D. Sông Mã.
Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay?
A. Xuất hiện các siêu đô thị ở khu vực ven biển.
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng .
D. Đô thị hóa diễn ra chậm.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm nguồn lao động nước ta?
A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
B. Nhiều công nhân kĩ thuật lành nghề.
C. Nguồn lao động cần cù, sáng tạo.
D. Lực lượng lao động phân bố không đều.
Câu 25: Ý nào sau đây thể hiện ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
A. Tạo ra nhiều lao động có chất lượng cao.
B. Phòng tránh thiên tai.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Có thế mạnh lâu dài.
Câu 26: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là
A. có thị trường xuất khẩu rộng mở.
B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 27: Biện pháp hiệu quả nhất trong phòng và chống bão ở nước ta hiện nay là
A. công tác dự báo quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão kịp thời.
B. huy động sức dân, chuẩn bị các phương án tìm kiếm cứu nạn.
C. củng cố đê chắn sóng vùng ven biển, cấm tàu thuyền ra khơi.
D. có các biện pháp sơ tán dân, tài sản kịp thời khi bão đổ bộ.
Câu 28: Vùng nào có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay?
A. Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 29: Hiện tượng mưa phùn xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do
A. gió mùa tây nam. B. gió tín phong.
C. gió mùa đông bắc. D. gió phơn.
Câu 30: Vùng có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.
Câu 31: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi vì
A. đường bờ biển dài có nhiều sông đổ ra biển.
B. bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, mực nước sâu, ít phù sa bồi đắp.
C. có đường bờ biển dài, có nhiều cồn cát và bãi cát ven biển.
D. bờ biển dài nhất nước ta, biển ấm quanh năm không đóng băng.
Câu 32: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 27 (Vùng Bắc Trung Bộ), Các tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.
Câu 33: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 13 (Các miền địa lý tự nhiên). Hãy cho biết các cao nguyên đá vôi ở vùng núi Tây Bắc là
A. Hà Giang, Cao Bằng, Đồng Văn, Mộc Châu.
B. Kon Tum, Mơ Nông, Đắc Lắc, Di Linh.
C. Tả Phình, Sín Chải, Hà Giang, Cao Bằng.
D. Tả Phình, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La.
Câu 34: Sự khác nhau lớn nhất trong việc trồng cây chè và cao su ở nước ta là do
A. địa hình. B. đất đai.
C. sông ngòi. D. khí hậu.
Câu 35: Khung hệ tọa độ địa lý của các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Tây, cực Đông ở nước ta theo thứ tự lần lượt là
A. 23023'B; 8034'B; 102009'Đ; 109024'Đ.
B. 23023'B; 109024'Đ; 8034'B; 102009'Đ.
C. 23023'B; 8034'B; 109024'Đ; 102009'Đ.
D. 23023'B; 8034'B; 109024'Đ; 102009'Đ.
Câu 36: Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua đặc điểm nào sau đây?
A. Tổng mức bán lẻ của hàng hóa.
B. Số lượng các cơ sở buôn bán.
C. Lao động tham gia trong ngành nội thương.
D. Các mặt hàng buôn bán ở các chợ.
Câu 37: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Gồm hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
B. Diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km²).
C. Gồm có 15 tỉnh.
D. Chiếm 30,5% số dân cả nước.
Câu 38: Các thế mạnh chủ yếu để phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long là tài nguyên
A. đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản
B. đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.
C. đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản
D. đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản
Câu 39: Đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở miền Bắc có độ cao trung bình từ (m)
A. Dưới 900 – 1000. B. Dưới 800 – 900.
C. Dưới 600 – 700. D. Dưới 500 – 600.
Câu 40: Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh tương đồng về phát triển ngành công nghiệp
A. điện lực.
B. chế biến lương thực, thực phẩm.
C. sản xuất hàng tiêu dùng.
D. sản xuất vật liệu xây dựng.
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí trong phòng thi
Họ, tên thí sinh:..............................................số báo danh: .............................
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1, C 2, C 3, A 4, D 5, B 6, A 7, B 8, C 9, B 10, D | 11, A 12, D 13, C 14, A 15, D 16, B 17, C 18, B 19, A 20, B | 21, D 22, A 23, A 24, B 25, D 26, C 27, A 28, C 29, C 30, D | 31, B 32, B 33, D 34, D 35, C 36, A 37, D 38, B 39, C 40, A |