Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn thí sinh luyện thi THPT Quốc gia 2016, mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Lý Tự Trọng, Nam Định (Lần 1)

SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

 

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC  

MÔN VẬT LÝ – KHỐI 12 

Ngày thi: 14/10/2015

Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

 

Mã đề thi 136

Câu 1: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 6cm và 8cm, biên độ dao động tổng hợp không thể là:

A. 8cm.            B. 6cm.             C. 15cm.            D. 4cm.

Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có

A. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

B. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

C. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

Câu 3: Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn

A. Tỉ lệ thuận với gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc.

B. Không phụ thuộc vào biên độ dao động.

C. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây treo.

D. Phụ thuộc vào cách kích thích dao động.

Câu 4: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng, tốc độ truyền sóng không đổi. Khi tần số sóng trên dây là 42 Hz thì trên dây có 4 điểm bụng. Nếu trên dây có 7 điểm nút thì tần số sóng trên dây là:

A. 63Hz.            B. 98 Hz.            C. 28 Hz.             D. 73,5Hz.

Câu 5: Con lắc lò xo gồm vật 250g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ -40 cm/s đến 40√3 cm/s là

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Câu 6: Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần

A. cùng tần số với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.

B. cùng tần số và cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

C. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.

D. luôn lệch pha /2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm vật m = 400g, và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng 2cm rồi truyền cho nó vận tốc đầu 10√5 cm/s. Năng lượng dao động của vật là?

A. 0,245J             B. 0,03J            C. 0,3J             D. 100J

Câu 8: Một vật dao động với phương trình x = 10cos(2πt + π/3) (cm,s). Tính thời gian từ lúc bắt đầu dao động đến khi vật qua vị trí có li độ x = 5 cm lần thứ 100.

A. t = 99,5 s           B. t = 50,5 s         C. t = 49,5 s        D. t = 100 s

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số?

A. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần.

B. Phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần.

C. Lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha

D. Nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha.

Câu 10: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acos(ωt). Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

A. một số lẻ lần nửa bước sóng.          B. một số nguyên lần bước sóng.

C. một số lẻ lần bước sóng.             D. một số nguyên lần nửa bước sóng.

Câu 11: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos(40πt) mm và uB = 2cos(40πt + π) mm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét điểm M thuộc mặt thoáng chất lỏng tạo với AB thành một tam giác vuông tại A và AM = 16cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:

A. 9                B. 10               C. 8              D. 11

Câu 12: Hai dao động điều hòa cùng tần số x1 = A1cos(ωt – π/6) cm và x2 = A2 cos(ωt − π) cm có phương trình dao động tổng hợp là x = 9cos(ωt + φ). Để biên độ A2 có giá trị cực đại thì A1 có giá trị:

A. 15               B. 7cm              C. 9cm             D. 18cm

Câu 13: Vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(10πt + π/6) cm. Qũy đạo và số dao động thực hiện trong một giây lần lượt là.

A. 10cm và dao động.            B. 5cm và dao động.

C. 10cm và 5 dao động.           D. 5cm và 5 dao động.

Câu 14: Một khung dây dẫn phẳng, hình chữ nhật, diện tích 0,025 m2, gồm 200 vòng dây quay đều với tốc độ 20 vòng/s quanh một trục cố định trong một từ trường đều. Biết trục quay là trục đối xứng nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với phương của từ trường. Suất điện động hiệu dụng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng 222 V. Cảm ứng từ có độ lớn bằng

A. 0,40 T.           B. 0,60 T.           C. 0,45 T.           D. 0,50 T.

Câu 15: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do là g. Khi viên bi ở vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn Δl. Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc này là:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

1

C

11

D

21

D

31

D

41

B

2

C

12

C

22

C

32

C

42

A

3

B

13

C

23

D

33

D

43

D

4

A

14

D

24

C

34

B

44

C

5

A

15

B

25

B

35

D

45

A

6

B

16

B

26

B

36

A

46

A

7

B

17

C

27

C

37

A

47

A

8

C

18

B

28

A

38

A

48

C

9

A

19

B

29

D

39

D

49

B

10

B

20

D

30

D

40

A

50

A

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!